Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 19 (Có đáp án)

Đọc văn bản sau và trả lờicác câu hỏi bên dưới:

THƯA THẦY

- Tạ Nghi Lễ -

Thưa thầy, bài học chiều nay Conbỏ quên ngoài cửa lớp

Dưới gốc phượng già, nằm nghe chim hót Conhóa mình thành bướm và hoa

Thưa thầy bài tập hôm qua Conbỏ vào ngăn khóa kín

Mải lượn lờ theo từng vòng sóng Cái ngã điệu đàng, sân trượt patin

Thưa thầy, bên ly cà phê đen

Con đốt thời gian bằng khói thuốc

Sống cho mình và không bao giờ mơ ước Mìnhsẽ là ai? Tôi sẽ là ai?

Thưa thầy, qua ngõ nhà thầykhuya nay Con vẫn thấy một vầng trăng ấm sáng Thầyngồi bên bàn phẳng lặng

Soạn bài trong tiếng ho khan

Thưa thầy, cho là nhận: điều giản đơn Sao con học hoài không thuộc

Để bây giờ khicon hiểu được Biết làm sao tạ lỗi cùng thầy

(Theo Minh Châu, Thưa thầy, bài học chiều nay,... www.baobinhduong.vn, 24/11/2012)

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản. (0.5 điểm)

Câu 2: Cậu học trò dành phần lớn thời gian để làm những việc gì? (0.5 điểm)

docx 10 trang thihien 16/05/2023 6100
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 19 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_19_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 19 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 19 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: THƯA THẦY - Tạ Nghi Lễ - Thưa thầy, bài học chiều nay Con bỏ quên ngoài cửa lớp Dưới gốc phượng già, nằm nghe chim hót Con hóa mình thành bướm và hoa Thưa thầy bài tập hôm qua Con bỏ vào ngăn khóa kín Mải lượn lờ theo từng vòng sóng Cái ngã điệu đàng, sân trượt patin Thưa thầy, bên ly cà phê đen Con đốt thời gian bằng khói thuốc Sống cho mình và không bao giờ mơ ước Mình sẽ là ai? Tôi sẽ là ai? Thưa thầy, qua ngõ nhà thầy khuya nay Con vẫn thấy một vầng trăng ấm sáng Thầy ngồi bên bàn phẳng lặng Soạn bài trong tiếng ho khan Thưa thầy, cho là nhận: điều giản đơn Sao con học hoài không thuộc Để bây giờ khi con hiểu được Biết làm sao tạ lỗi cùng thầy (Theo Minh Châu, Thưa thầy, bài học chiều nay, www.baobinhduong.vn,
  2. GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI I. ĐỌC HIỂU : Câu 1: Thể thơ của văn bản trên: Tự do Câu 2: Cậu học trò dành phần lớn thời gian để làm những việc: nằm nghe chim hót dưới gốc phượng già, trượt patin, hút thuốc và uống cà phê - sống cho mình, không bao giờ ước mơ. Câu 3: “Tiếng ho khan” của thầy đã làm chuyển biến nhận thức, tình cảm của cậu học trò vì: khi thầy nhọc lòng soạn bài trong đêm khuya, dù có mệt mỏi, có ốm nhưng cậu học trò lại phụ công thầy khi không học thuộc được bài học thầy cho. => từ đó cậu học trò mới hiểu rằng mình đã nhận được từ thầy vô vàn điều quý giá nhưng mình lại phụ lại tấm lòng của thầy. C â u 4 : a) Hai thành phần biệt lập trong khổ thơ cuối: - Phụ chú: "điều giản đơn" -Gọi đáp: "Thưa thầy" b) Đặt câu có thành phần biệt lập thể hiện tác động tích cực của bài thơ đối với bản thân: Ví dụ: Thầy ơi, những bài học thầy giảng như những điều trân quý nhất con từng được nhận, cám ơn thầy đã đùm bọc chúng con thời gian qua. II. LÀ M VĂ N Câu 1:
  3. thời gian nghỉ ngơi hợp lí, quan tâm yêu thương mọi người xung quanh có như vậy mới là tận dụng hết giá trị đích thực của thời gian. - Ngày nay vẫn còn một bộ phận giới trẻ chưa biết quý trọng giá trị của thời gian, để thời gian trôi đi vô nghĩa, không tích lũy được giá trị cho bản thân: VD: chỉ biết vui chơi, thay vì tận dụng thời gian để học lại sa vào trang mạng xã hội than thở học vất vả, . . . 3. Liên hệ bản thân - Cần có thái độ phê phán những người không biết quý trọng thời gian. - Là một học sinh cần ý thức được giá trị quý báu của thời gian để tránh làm lãng phí thời gian của mình cũng như của những người xung quanh. - Biết cách lên kế hoạch, sắp xếp mọi việc sao cho sử dụng quỹ thời gian hiệu quả nhất: biết phân chia hợp lí giữa thời gian học tập và vui chơi giải trí, - Nhưng tránh hấp tấp nóng vội bởi mỗi việc cần được đầu tư một quỹ thời gian nhất định của nó thì có thể thành công, chỉ cần biết làm chủ thời gian, nỗ lực và kiên trì ắt sẽ thàn h côn g. -Sống hết mình từng giây từng phút để không hối hận khi thời gian qua đi, để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. III. K ế t b à i -Mỗi người hãy trân trọng từng phút giây mình đang sống, bạn có thể trì hoãn nhưng thời gian thì không. Tham khảo bài văn mẫu ngắn
  4. 2 : Dàn ý chi tiết: I. M ở b à i: - Ví dụ mẫu: Mùa xuân là mùa của thiên nhiên thắm tươi, của vạn vật sinh sôi nảy nở. Văn học Việt Nam đã từng không có ít những vần thơ thể hiện cảm xúc rạo rực, trẻ trung trước mùa xuân. Đó là “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử, “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính, “Chiều xuân” của Anh Thơ, và Thanh Hải – nhà thơ xứ Huế cũng góp vào đó một "Mùa xuân nho nhỏ”. Ra đời vào tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện dâng hiến của tác giả. Để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc là cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước. II. Th ân bài : 1. Kh ái qu át -Ở vị trí phần đầu của thi phẩm, đoạn thơ là những dòng cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo, đắm say của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân –mùa xuân thiên nhiên xứ Huế và mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng. Nếu mùa xuân của đất trời mang vẻ đẹp tươi trẻ, tràn trề sức sống thì mùa xuân đất nước lại đẹp một cách sôi nổi, hào hùng. 2. Mùa xuân thiên nhiên xứ Huế: -Với nét bút khoáng đạt, bức tranh mùa xuân thiên nhiên được nhà thơ phác họa bằng
  5. cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân. + Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng một cách tự nhiên, hợp lí. Thanh Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác và cả xúc giác. + Cử chỉ “Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân với cảm xúc say sưa, lặng ngắm. => Hình ảnh thơ lung linh, đa nghĩa, vừa là thơ, vừa là nhạc, là hoạ. Bức tranh mùa xuân được phác hoạ khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh khiến người đọc trân trọng hơn, yêu hơn một tâm hồn nghệ sĩ, một tình yêu quê hương, đất nước. 3. Mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng: -Từ mùa xuân thiên nhiên đất trời, nhà thơ cảm nhận về mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng. Tác giả hướng tình cảm tới những con người cụ thể - những con người làm nên lịch sử: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ”. - Các điệp ngữ “mùa xuân”,”lộc”,”người” như trải rộng khung cảnh hiện thực khi gắn với cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân. Nhà thơ đã sáng tạo cặp hình ảnh sóng đôi đẹp như hai vế của câu đối mừng xuân để nói về hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước. Đó là người chiến sĩ và người lao động – bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, quê hương. -Từ “lộc” được dùng với hai lớp nghĩa: tả thực chồi non, nhành biếc và ẩn dụ cho sức sống, thế vươn lên, sức phát triển mới, thành quả tốt đẹp là mùa xuân. “Lộc” trên cành lá ngụy trang theo bước chân người cầm súng ra trận,“lộc” trải dài trên những nương mạ theo bàn tay người ra đồng. -> Như thế, người chiến sĩ, người lao động đã đem mùa xuân, gieo mùa xuân đến mọi miền đất nước. Họ trở thành những con người làm ra mùa xuân, bảo vệ mùa xuân. Và họ đã làm nên cái giai điệu chính của bản hợp xướng mùa xuân, tạo nhịp điệu hối hả, hà