Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 20 (Có đáp án)

Câu 1.(3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Lờikhen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn vẫn đang sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm nghĩ kĩ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai đó.

Từkết quả của nhiều cuộc thí nghiệm, nhà tâm lí học BFSkinney kết luận rằng lời khen luôn luôn khiến cho những hành vị tốt được tăng lên và những hành vi xấu giảm đi.

Trong rất nhiều gia đình, dường như hình thức giao tiếp chính của cha mẹ với con cái là quát mắng và la rầy. Rất nhiều trường hợp con cái trở nên tệ hơn chứ chẳng phải khá hơn chút nào sau mỗi lần bị đối xử như vậy, các bậc cha mẹ thực sự không hiểu rằng điều mà con cái họ thực sự cần là lòng yêu thươngvà những lời nói chân thành. Lời động viên, khen ngợi đúng lúc hoặc lòng bao dung giúp họ vượt lên những lỗi lầm và nỗ lực cao hơn ...

(Dale Carnegic, Đắc nhân tâm, NXB Thế giới 2017, tr. 259 263)

Thực hiện cácyêu cầu: Chỉ ra thái độ thường có của chúng ta khi giao tiếp với người thân được nếu trong đoạn trích. ( )

  1. Theo tác giả, con cái thực sự cần điều gì từ các bậc cha mẹ của mình?
  2. Tác dụng việc viện dẫn kết luận của nhà tâm lí học B.F.Skinner?
  3. Emcó cho rằng ý kiến của tác giả: “Lời khen...cần thiết cho muôn loài. trong đó có con người phát triển” mâu thuẫn với ý kiến củaTuân Tử: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta” không? Vì sao?
docx 4 trang thihien 16/05/2023 7060
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 20 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_20_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 20 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 20 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Câu 1.(3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn vẫn đang sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm nghĩ kĩ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai đó. Từ kết quả của nhiều cuộc thí nghiệm, nhà tâm lí học BFSkinney kết luận rằng lời khen luôn luôn khiến cho những hành vị tốt được tăng lên và những hành vi xấu giảm đi. Trong rất nhiều gia đình, dường như hình thức giao tiếp chính của cha mẹ với con cái là quát mắng và la rầy. Rất nhiều trường hợp con cái trở nên tệ hơn chứ chẳng phải khá hơn chút nào sau mỗi lần bị đối xử như vậy, các bậc cha mẹ thực sự không hiểu rằng điều mà con cái họ thực sự cần là lòng yêu thương và những lời nói chân thành. Lời động viên, khen ngợi đúng lúc hoặc lòng bao dung giúp họ vượt lên những lỗi lầm và nỗ lực cao hơn (Dale Carnegic, Đắc nhân tâm, NXB Thế giới 2017, tr. 259 263) Thực hiện các yêu cầu: Chỉ ra thái độ thường có của chúng ta khi giao tiếp với người thân được nếu trong đoạn trích. ( ) a) Theo tác giả, con cái thực sự cần điều gì từ các bậc cha mẹ của mình? b) Tác dụng việc viện dẫn kết luận của nhà tâm lí học B.F.Skinner? c) Em có cho rằng ý kiến của tác giả: “Lời khen cần thiết cho muôn loài. trong đó có con người phát triển” mâu thuẫn với ý kiến của Tuân Tử: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta” không? Vì sao? Câu 2 (3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) bàn về ý kiến được nêu Trong đoạn trích: “Lời khen như tia nắng mặt trời ". Câu 3 (4,0 điểm) Phân tích lời cha nói với con trong đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn. Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn? Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Trích Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2005, trang 72 - 73) GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI Câu 1.(3,0 điểm) a) Thái độ thường có của chúng ta khi giao tiếp với người thân được nêu trong đoạn
  2. thành công nhưng đã có sự cố gắng và tiến bộ hơn chính họ của ngày hôm qua. - Bên cạnh lời khen, cuộc sống vẫn rất cần những lời góp ý chân thành, mang tính chất xây dựng để giúp mỗi người khắc phục điểm yếu, hoàn thiện mình hơn. Kết thúc vấn đề - Bài học: Đừng tiết kiệm lời khen nhưng cũng đừng lạm dụng và nói những lời khen sáo rỗng; người nghe cần biết phân biệt đâu là lời khen thật, đâu là những lời sáo rỗng. - Liên hệ bản thân. Câu 3 (4,0 điểm) Phân tích lời cha nói với con trong đoạn thơ sau: I. Mở bài – Giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm: + Nhà thơ Y Phương là một nhà thơ đặc trưng cho người dân tộc, thơ ông là tiếng nói được phát từ sâu thẳm trái tim, vừa gần gũi, giản dị nhưng cũng chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. + “Nói với con” là một bài thơ hay của Y Phương nói lên tình cảm thiêng liêng giữa cha và con. + Trích dẫn đoạn thơ II. Thân bài * Phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình - Người cha nói với con về sức sống mãnh liệt, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương + Người đồng mình: cha mẹ, đồng bào, người cùng quê hương + Khẳng định phẩm chất của người đồng mình, phẩm chất của người đồng mình thể hiện qua lời nói mộc mạc, giản dị, gợi nhiều yêu thương, gần gũi - Phẩm chất cao đẹp, mạnh mẽ của người đồng mình: Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc + Cuộc sống lạc quan, tràn đầy niềm vui + Niềm tin thủy chung với nơi chôn rau cắt rốn → Với những điệp từ, điệp ngữ, cách so sánh cụ thể kết hợp với nhiều kiểu câu dài ngắn khác nhau, lời tâm tình người cha góp phần khẳng định lối sống mạnh mẽ, khoáng đạt gắn bó tha thiết với quê hương * Mong muốn của người cha về đứa con - Mong con sống nghĩa tình, thủy chung với quê hương + Biết chấp nhận khó khăn và vượt qua khó khăn bằng ý chí, nghị lực và niềm tin của bản thân + Người đồng mình tuy “thô sơ da thịt” nhưng đều tự lực, tự cường “tự đục đá kê cao quê hương”, duy trì truyền thống với tập quán của người đồng mình - Người cha mong con vững vàng, tự hào vào truyền thống của quê hương. Lấy những điều tốt đẹp, bình dị làm hành trang vững bước trên đường đời * Phân tích đặc sắc nghệ thuật của bài thơ -Thể thơ tự do mạch cảm xúc tự nhiên, cách nói giàu hình ảnh, mộc mạc, giàu chất thơ, cụ thể và giàu sức khái quát -Giọng điệu tha thiết, trìu mến, bay bổng nhẹ nhàng, khúc triết, rành rọt tạo ra sự