Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 3 (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau vàtrả lời các câu hỏi, từ câu 1 đến câu 3:

(1) Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. (2) Anh ta đã vào nhà trong. (3) Ông xách cái làn trứng,

cô ôm bó hoa to. (4) Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn.

Câu 1. (1.0 điểm)

(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)

Tìm từ ngữ liên kết và gọi tên phép liên kết được dùng trong câu (1) và câu(2).

Câu 2. (1.0 điểm)

Câu (2) và (3), câu nào là câu ghép? Chỉ ra kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó.

Câu 3(1.0 điểm)

Xác định thành phần trạng ngữ trong câu (4) và chobiết nó bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

Câu 4(3.0 điểm)

Viết một đoạn văn giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

docx 4 trang thihien 16/05/2023 4400
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_3_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 3 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 3 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi, từ câu 1 đến câu 3: (1) Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. (2) Anh ta đã vào nhà trong. (3) Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. (4) Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Câu 1. (1.0 điểm) (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) Tìm từ ngữ liên kết và gọi tên phép liên kết được dùng trong câu (1) và câu (2). Câu 2. (1.0 điểm) Câu (2) và (3), câu nào là câu ghép? Chỉ ra kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó. Câu 3. (1.0 điểm) Xác định thành phần trạng ngữ trong câu (4) và cho biết nó bổ sung ý nghĩa gì cho câu? Câu 4. (3.0 điểm) Viết một đoạn văn giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. Câu 5. (4.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!" (Trích Đồng chí - Chính Hữu - dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2012, trang 128) - H ế
  2. III. Kết thúc vấn đề: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” - Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” hoàn toàn đúng - Chúng ta nên phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại. Câu 5. (4.0 điểm) Dàn ý: I. Mở bài -Giới thiệu tác phẩm: Đồng chí, tác giả: Chính Hữu. - Hoàn cảnh sáng tác: đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc. II. Thân bài: Phân tích: Cơ sở hình thành tình đồng chí - Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính: "Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". "Anh" ra đi từ vùng "nước mặn đồng chua", "tôi" từ miền "đất cày lên sỏi đá". Hai miền đất xa nhau, "đôi người xa lạ" nhưng cùng giống nhau ở cái "nghèo". Hai câu thơ giới thiệu thật giản dị hoàn cảnh xuất thân của người lính: họ là những người nông dân nghèo. - Tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu: "Súng bên súng, đầu sát bên đầu" Họ vốn "chẳng hẹn quen nhau" nhưng lý tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ lại với nhau trong hàng ngũ quân đội cách mạng. "Súng" biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, "đầu" biểu tượng cho lý tưởng, suy nghĩ. Phép điệp từ (súng, đầu, bên) tạo nên âm điệu khoẻ, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng, cùng chung nhiệm vụ. - Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. Cái khó khăn thiếu thốn hiện lên: đêm rét, chăn không đủ đắp nên phải "chung chăn". Nhưng chính sự chung chăn ấy, sự chia sẻ với nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của những người đồng đội để trở