Đề thi thử vào 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 2 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Câu 1: Từ đoạn trích phần đọc hiểu kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của đức tính khiêm nhường. 

Câu 2: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của biển cả và niềm vui của người lao động trong đoạn thơ sau: 

“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,

Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

 

Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

(Trích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) 

doc 2 trang thihien 09/05/2023 7900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 2 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_10_thpt_mon_ngu_van_de_so_2_nam_hoc_2022_2023.doc
  • docĐề thi thử vào 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 2 - Năm học 2022-2023 (Phần đáp án).doc

Nội dung text: Đề thi thử vào 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 2 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ VÀO 10 THPT NĂM 2023 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: ( ) Tự hào không bao giờ là một đức tính cả. Khiêm nhu mới là một đức tính. Khiêm nhường mới là một đức tính. Khi người ta còn khiêm nhường người ta còn học hỏi. Khi người ta còn khiêm nhường người ta mới cầu tiến. Khi người ta còn khiêm nhường là người ta đã bước vào trưởng thành. Chưa biết khiêm nhường là chưa biết trưởng thành. Trong sách của chúng ta dạy quá nhiều chữ tự hào. Chúng ta hay kết thúc một diễn ngôn bằng chữ này: “Tự hào thay” hoặc là “Thành công tốt đẹp”. Thực ra, tự hào là tự cho mình là nhất. Nếu tự cho mình là nhất thì cần gì phải học hỏi gì nữa? Đó là thái độ của trẻ con khi thế giới tập trung ở nơi mình. Chỉ có trẻ con mới coi mình là thế giới, mình là đặc biệt, còn người trưởng thành luôn luôn biết rằng mình tồn tại trong vô số mối tương liên, tương quan, chứ không thể tồn tại một mình. Một cộng đồng, một dân tộc hay một cá nhân phải học những điều khiêm nhu, khiêm nhường, chứ không phải học những điều tự cao, tự đại, tự hào. (Nhật Chiêu, Chữ Tâm trong giáo dục: Tự chủ để trưởng thành, 23/1/2019) Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0.5 điểm): Trong đoạn trích trên, tác giả đã chỉ ra những ý nghĩa nào của đức tính khiêm nhường? Câu 3 (1.0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất. Câu 4 (1.0 điểm): Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Thực ra, tự hào là tự cho mình là nhất” không? Vì sao? Phần II: Làm văn (7.0 điểm) Câu 1: Từ đoạn trích phần đọc hiểu kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của đức tính khiêm nhường. Câu 2: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của biển cả và niềm vui của người lao động trong đoạn thơ sau: