Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Thừa Thiên Huế (Có đáp án)

Câu 1. (0,5 điểm) Hai ngữ liệu trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: “Chắc chắn mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”.
docx 7 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Thừa Thiên Huế (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Thừa Thiên Huế (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THỪA THIÊN HUẾ NĂM HỌC: 2020-2021 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm có 02 trang) Ngày thi: 18/7/2020 Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) Đọc kĩ hai ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: Ngữ liệu 1: Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có khuông mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn ngon. Chắc chắn mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn , NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.51) Ngữ liệu 2: Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời. [ ] Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo nhầm ở bất cứ đâu. (Kazuko Watanabe, Mình là nắng, việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018) Câu 1. (0,5 điểm) Hai ngữ liệu trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: “Chắc chắn mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”. Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo nhầm ở bất cứ đâu” Câu 4. (1,0 điểm) Từ hai ngữ liệu trên, em rút ra bài học gì cho bản thân. PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) triển khai luận điểm: “Sự tự tin là chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa đưa ta đến thành công”. Câu 2. (5,0 điểm) Viết bài văn trình bày cảm nhận về các khổ thơ sau: Từ hồi về thành phố như người dưng qua đường quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ Thình lình đèn điện tắt
  2. (Nguyễn Duy, Ánh trăng, Ngữ Văn 9, tập 1, tr.156, NXB Giáo dục) Hết SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THỪA THIÊN HUẾ NĂM HỌC: 2020- 2021 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN Ngày thi: 18/7/2020 (Hướng dẫn chấm gồm có: 04 trang) PHẦN Câu Nội dung 1 - Phương thức biểu đạt chính là nghị luận 2 - Thành phần biệt lập trong câu: "chắc chắn" - thành phần tình thái - Biện pháp tu từ ẩn dụ - Tác dụng: 3 + Nhấn mạnh mỗi người sẽ có những giá trị riêng đối với cuộc I đời và mỗi giá trị đó đều xứng đáng được trân trọng. Vì vậy hãy phát huy giá trị riêng của chính mình. + Làm cho diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn. - Luôn sống tự tin về những điều mình có. 4 - Phát huy những giá trị sẵn có để làm đẹp cho bản thân, cho cuộc đời. 1. Giới thiệu vấn đề: Sự tự tin là chiếc chìa khóa vàng mở cánh II 1 cửa đưa ra đến thành công. 2. Giải thích vấn đề:
  3. *. Vầng trăng trong quá khứ: – Hồi nhỏ sống: + với đồng. + với sông. + với bể. -> Điệp từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ. -“Hồi chiến tranh ở rừng” – những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh,“vầng trăng thành tri kỉ” -> Nghệ thuật nhân hóa -> trăng là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính – nhà thơ -> Hành quân giữa đêm, trên những nẻo đường chông gai ra mặt trận, những phiên gác giữa rừng khuya lạnh lẽo, những tối nằm yên giấc dưới màn trời đen đặc, người lính đều có vầng trăng bên cạnh. Trăng ở bên, bầu bạn, cùng cảm nhận cái giá buốt nơi “Rừng hoang sương muối” (Đồng chí), cùng trải qua bao gian khổ của cuộc sống chiến đấu, cùng chia ngọt sẻ bùi,đồng cam cộng khổ; cùng hân hoan trong niềm vui thắng trận, cung xao xuyến, bồn chồn, khắc khoải mỗi khi người lính nhớ nhà, nhớ quê -“Trần trụi với thiên nhiên/ hồn nhiên như cây cỏ” -> Vầng trăng trong quá khứ mới đẹp làm sao! ->phép liên tưởng đầy tính nghệ thuật “trần trụi với thiên nhiên”, so sánh độc đáo “hồn thiên như cây cỏ” -> cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp bình dị,mộc mạc,trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng. Đó cũng chính là hình ảnh con người lúc bấy giờ: vô tư, hồn nhiên, trong sáng. -“không quên vầng trăng tình nghĩa” -> thể hiện tình cảm thắm thiết với vầng trăng. =>Vầng trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành,cả trong hạnh phúc và gian lao. =>Trăng là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng. =>Vầng trăng không những trở thành người bạn tri kỉ, mà đã trở thành “vầng trăng tình nghĩa” biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình. *. Vầng trăng trong hiện tại:
  4. – Và trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng- biểu tượng đẹp đẽ của một thời xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, bao kỉ niệm chợt ùa về chiếm trọn tâm tư. Kí ức về quãng đời ấu thơ trong sáng, về lúc chiến tranh máu lửa, về cái ngày xưa hồn hậu hiện lên rõ dần theo dòng cảm nhận trào dâng, “như là đồng là bể, như là sông là rừng”. Đồng, bể, sông, rừng,những hình ảnh gắn bó nơi khoảng trời kỉ niệm. -> Cấu trúc song hành của hai câu thơ, nhịp điệu dồn dập cùng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ và liệt kê như muốn khắc họa rõ hơn kí ức về thời gian gắn bó chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng lớn lao sâu nặng, nghĩa tình, tri kỉ. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Chất thơ mộc mạc chân thành như vầng trăng hiền hòa, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm như “có cái gì rưng rưng”,đoạn thơ đã đánh động tình cảm nơi người đọc. – Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu. – Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người. 3 Tổng kết *. Nội dung: – Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. – Gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. *. Nghệ thuật: – Thể thơ 5 chữ, phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với trữ tình. – Giọng thơ mang tính tự bạch, chân thành sâu sắc. – Hình ảnh vầng trăng – “ánh trăng” mang nhiều tầng ý nghĩa.