Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 10 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản (2đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có thói quen tốt và có thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.

Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. […]

Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nên nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?

(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)

Câu 1 (0,25đ): Theo tác giả, thế nào là thói quen tốt? Thế nào là thói quen xấu? 

Câu 2 (0,75đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng.

Câu 3 (1đ): Để rèn luyện thói quen tốt bản thân em cần làm những gì? 

doc 5 trang thihien 09/05/2023 4100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_so_10_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 10 (Có đáp án)

  1. Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 10) I. Đọc hiểu văn bản (2đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Có thói quen tốt và có thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. [ ] Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nên nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội? (Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường) Câu 1 (0,25đ): Theo tác giả, thế nào là thói quen tốt? Thế nào là thói quen xấu? Câu 2 (0,75đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng. Câu 3 (1đ): Để rèn luyện thói quen tốt bản thân em cần làm những gì? II. Làm văn (8đ) Câu 1 (3đ): Bàn về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay. Câu 2 (5đ): Phân tích tình cảm cao đẹp được tác giả gửi gắm qua bài thơ Viếng lăng Bác. Đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (2đ): Câu 1 (0,25đ): Thói quen tốt là: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, Thói quen xấu là: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự,
  2. c. Hậu quả Hậu quả của việc sử dụng Facebook hiện nay phải kể đến đó chính là con người lãng phí quá nhiều thời gian cho Facebook mà không còn quan tâm đến những hoạt động bên ngoài. Sử dụng Facebook nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người như: cận thị do ánh sáng xanh và nhiều bệnh khác, Việc sử dụng Facebook quá nhiều vô hình tạo ra khoảng cách giữa con người ngày càng lớn. d. Phản biện Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ định những lợi ích mà Facebook mang lại: nó giúp chúng ta liên lạc, kết nối với những người bạn ở xa một cách rõ ràng, trên mạng cũng có rất nhiều thông tin hữu ích mà con người có thể tra cứu ở mọi nơi, 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay; đồng thời liên hệ bản thân. Câu 2 (5đ): Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác. 2. Thân bài a. Khổ thơ 1: Tác giả ở tận miền Nam mãi sau ngày độc lập dân tộc mới được ra thăm vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Hai từ “miền Nam” như nhấn mạnh hơn sự xa xôi trong khoảng cách địa lý giữa hai đầu Tổ quốc. Nhìn hàng tre quanh lăng Bác, nhà thơ chợt cảm thấy rằng những cây tre kia như ý chí con người Việt Nam qua bao năm tháng luôn luôn bất khuất, kiên cường, hiên
  3. Điệp từ “muốn” lặp lại ba lần như khẳng định lại ước muốn của nhà thơ. Đó là một ước muốn mãnh liệt, niềm khao khát cháy bỏng được ở lại bên cạnh Người chỉ để làm “một con chim hót”, “một đóa hoa”, “một cây tre trung hiếu”. → Cả khổ thơ đã thể hiện niềm mong ước cháy bỏng của tác giả, cũng chính là mong ước của mỗi người dân Việt Nam. Đó là luôn luôn được ở cạnh Người, ở cạnh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc. 3. Kết bài Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.