Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hiệp Hòa (Có đáp án)

Câu 2. (5,0 điểm)
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc qua tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Ngữ văn 9, tập một).
doc 5 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 1140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hiệp Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hiệp Hòa (Có đáp án)

  1. UBND THỊ XÃ KINH MÔN ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2019-2020 MÔN:Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 03 câu 01 trang) Người ra đề: Nguyễn Văn Tuấn. Chức vụ: giáo viên. Trường THCS Hiệp Hòa. PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Cho đoạn văn: Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. (Ngữ văn 9, tập một) 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Cho biết tên tác giả? 2. Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn văn? Cho biết tên của thành phần biệt lập đó? 3. Người kể chuyện trong đoạn văn trên là ai? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có ý nghĩa gì? 4. Nêu ngắn gọn những hiểu biết của mình về vẻ đẹp của nhân vật "anh" trong đoạn trích. PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn suy nghĩ về niềm tin trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc qua tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Ngữ văn 9, tập một). Hết Họ và tên học sinh: Số báo danh: Chữ ký của giám thị 1 Chữ ký của giám thị 2
  2. + Mức chưa tối đa: Căn cứ vào số ý học sinh trả lời đúng để cho điểm phù hợp. + Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không làm bài. a. Tiêu chí về hình thức: - Biết cách làm đoạn văn nghị luận xã hội. - Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát. b. Tiêu chí về nội dung:Học sinh cần có các ý cơ bản sau: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề 0,25 * Giải thích: Niềm tin là cảm giác đinh ninh, chắc chắn về một điều gì đó. Có thể là tin vào một người hay một sự vật, sự việc nào đó; 0,25 tin vào chính mình. Bởi vì họ nghĩ điều đó là đúng và đáng tin tưởng. * Phân tích và bàn luận: - Niềm tin là một phẩm chất cao đẹp và cần thiết. Niềm tin tiếp thêm cho con người sức mạnh để con người có ước mơ, mục đích cao đẹp; mở ra những hành động tích cực vượt lên những khó khăn, thử thách; giúp con người gặt hái những thành công. - Niềm tin giúp mọi người yêu cuộc sống, yêu con người, hy vọng vào những điều tốt đẹp. - Đánh mất niềm tin thì con người sẽ không có ý chí nghị lực để vươn lên, không khẳng định được mình, mất tự chủ, mất tất cả, thậm 0,75 chí mất cả sự sống. - Phê phán những con người không có niềm tin, mới va vấp, thất bại lần đầu đã gục ngã, buông xuôi. - Niềm tin còn được củng cố nhờ sự cổ vũ, động viên của những người xung quanh. II. 1 * Bài học nhận thức và hành động: (2,0 - Mọi người phải xây dựng niềm tin trong cuộc sống. Tin tưởng vào 0,5 điểm) khả năng, năng lực của bản thân, tin tưởng vào những điều tốt đẹp. - Phải dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. - Phải tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân. - Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của niềm tin. 0,25 - Liên hệ bản thân. - Mức tối đa (2,0 điểm): Đạt các tiêu chí về nội dung và hình thức như trên. - Mức chưa tối đa: Giám khảo căn cứ vào từ 0,25 - 1,75đ cho phần bài viết của học sinh. - Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề sai về kiến thức và phương pháp. *Tiêu chí về nội dung các phần bài viết: a. Mở bài: (0,5 điểm) - Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác Câu 2 phẩm, vấn đề nghị luận hay/tạo ấn tượng. (5,0 - Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề điểm) nghị luận phù hợp nhưng chưa hay/còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ. - Mức không đạt: Lạc đề/mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức đưa ra/hoặc không có mở bài. b. Thân bài (3,0 điểm)
  3. loát. - Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết (ví dụ thiếu kết luận); hoặc các ý trong phần thân bài chưa được chia tách hợp lí; lập luận chưa chặt chẽ; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả. - Mức không đạt: Bài làm không có bố cục, chữ viết xấu, sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. b. Sáng tạo - Mức tối đa(0,5 điểm): Học sinh đạt được các yêu cầu sau: 1) Có được quan điểm riêng hợp lí mang tính cá nhân về nội dung trong bài viết; 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt: Chú ý tạo nhịp điệu cho câu, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày; 3) Sử dụng từ ngữ chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố biểu cảm, nghị luận; 4) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ. - Mức chưa tối đa(0,25 điểm): Học sinh đạt được 2 đến 3 trong số các yêu cầu trên. Hoặc HS đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một số các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt. - Mức không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của học sinh hoặc học sinh không làm bài. Hết