Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Cà Mau (Có đáp án)
Cân 4. Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong
câu: “Hạnh phúc như là nước hoa, bạn không thể vẩy lên người khác mà không làm
vương vài giọt lên chính mình”. (0,75 điểm)
câu: “Hạnh phúc như là nước hoa, bạn không thể vẩy lên người khác mà không làm
vương vài giọt lên chính mình”. (0,75 điểm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Cà Mau (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_2020_so_gd_va_d.pdf
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Cà Mau (Có đáp án)
- ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀO 10 MÔN: NGỮ VĂN – CÀ MAU NĂM 2020 I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: (1)" Không nhất thiết bạn phải tặng người khác những món quà đắt tiền hay phải bỏ ra quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui cho người khác. Có rất nhiều cách để khiến cho người khác cảm thấy vui. Một tấm thiệp xinh xắn được gửi đến một cách bất ngờ cho một người quen của bạn, một bình hoa hái trong vườn đặt lên bàn ăn của gia đình, hay đơn giản hơn, chỉ cần một nụ cười thân thiện của bạn với đồng nghiệp vào mỗi sáng đến công sở, Cũng có thể, những gì bạn làm cho người khác, tưởng chừng như đơn giản, lại chính là biểu hiện của 1 ứng xử văn hóa tốt đẹp, của một tinh thần vì cộng đồng: mang giúp hành lí nặng, nhường ghế trên xe buýt hay tham gia làm việc tình nguyện tại trại trẻ khuyết tật, (2) Chẳng có hành động nào trong số những hành động trên là tầm thường, nhỏ nhặt! Chính vì chúng quá đỗi bình thường nên chúng ta ít khi chịu để ý đến. Bạn cứ thử thực hành trong cuộc sống hàng ngày mà xem, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy hiệu quả tác động của chúng lên cuộc sống của bạn và của người khác kì diệu đến nhường nào. “Hạnh phúc như là nước hoa, bạn không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên chính mình” (Bernard Shaw)”. (Trích “Hạnh phúc không khó tìm” - M.J.Ryan) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Xác định câu chủ đề ở đoạn (1). (0,5 điểm) Câu 3. Tìm trong đoạn (1) những hành động đơn giản làm nên hạnh phúc. (0,5 điểm)
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN Phần I Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. Câu 2: Xác định câu chủ đề ở đoạn (1). Phương pháp: phân tích Cách giải: Câu chủ đề: Không nhất thiết bạn phải tặng người khác những món quà đắt tiền hay phải bỏ ra quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui cho người khác. Câu 3: Tìm trong đoạn (1) những hành động đơn giản làm nên hạnh phúc Phương pháp: đọc, tìm ý Cách giải: Những hành động đơn giản làm nên hạnh phúc: - Một tấm thiệp xinh xắn được gửi đến một cách bất ngờ cho một người quen của bạn - Một bình hoa hái trong vườn đặt lên bàn ăn của gia đình - Một nụ cười thân thiện của bạn với đồng nghiệp mỗi sáng đến công sở Câu 4:
- Gợi ý: - Thông điệp ý nghĩa nhất: Hạnh phúc như là nước hoa. - Thông điệp đó đã có em hiểu hơn về sức mạnh của hạnh phúc đó chính là sự lan tỏa, làm cho người khác hạnh phúc không chỉ đem lại niềm vui cho người đó mà còn đem lại hạnh phúc cho chính mình. Phần II Câu 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp Cách giải: 1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống. 2. Giải thích vấn đề - Sẻ chia là cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn => Sự sẻ chia là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống. 3.Phân tích, bàn luận vấn đề - Sự sẻ chia được thể hiện ở rất nhiều phương diện khác nhau như san sẻ về vật chất: quyên góp quần áo, đồ ăn, cho những người có hoàn cảnh khó khăn; sẻ chia về tinh thần như lắng nghe tâm sự, đưa ra lời khuyên, - Ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống: + Đối với người nhận sự sẻ chia giúp họ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ khi nhận được sự quan tâm, đồng cảm từ những người xung quanh. + Biểu hiện của tình người ấm áp. + Sự sẻ chia giữa mọi người sẽ giúp quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Vì thế xã hội cũng sẽ trở nên văn minh, tiến bộ. + Có thể là nguồn động lực giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách.
- - Nổi bật trong tác phẩm là chân dung anh thanh niên. 2. Phân tích, cảm nhận a. Hoàn cảnh sống và làm việc - Quê quán, nghề nghiệp: Đó là một chàng trai 27 tuổi, quê ở Lào Cai, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất và dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày để phục vụ sản xuất và chiến đấu. - Hoàn cảnh sống: Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. => Hoàn cảnh sống khắc nghiệt; công việc đòi hỏi sự nghị lực, tinh thần kỷ luật và tính chính xác cao. b. Suy nghĩ đẹp * Nghĩ về công việc: - Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình bởi “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Anh yêu công việc tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2.600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3.000m “như vậy mới gọi là lý tưởng”. - Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao: hằng ngày lặp lại tới 4 lần các thao tác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết” và khó khăn nhất là lúc 1 giờ sáng “nửa đêm thức dậy xách đèn ra vườn, mưa tuyết, giá lạnh ” nhưng anh vẫn coi công việc là niềm vui “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. - Ý thức được giá trị công việc mà mình đang làm: dự vào việc báo trước thời tiết nên “việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”. => Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh. * Nghĩ về cuộc sống:
- + Quý trọng từng phút giây được gặp gỡ, nói chuyện với mọi người. - Dẫu phải sống một mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: + Tự tay đào tam thất cho vợ bác lái xe vừa bị ốm. + Pha nước chè mời khách, thứ chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn. + Tặng cô gái tất cả hoa trong vườn, tặng bác họa sĩ một giỏ trứng đầy. - Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh đã từ chối vì nghĩ mình không xứng đáng, rồi anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng đáng cảm phục hơn. => Đọc truyện, người đọc thấy vẻ đẹp thiên nhiên của Sa Pa hiện lên thật độc đáo, đầy chất thơ, nhưng truyện còn giới thiệu với chúng ta về vẻ đẹp của con người Sa Pa. Đó là những con người miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học, trong lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người. 3. Tổng kết - Giá trị nội dung + Truyện khắc họa thành công nhân vật anh thanh niên, có quan điểm sống tích cực, đẹp đẽ. Đây là đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam lặng lẽ cống hiến, xây dựng đất nước. + Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những conngười lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. - Giá trị nghệ thuật + Cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng. + Xây dựng nhân vật - chân dung nhân vật được đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp, được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế.