Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Cao Bằng (Có đáp án)
Câu 3: (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn
Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập một).
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn
Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập một).
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Cao Bằng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_2020_so_gd_va_d.pdf
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Cao Bằng (Có đáp án)
- ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀO 10 MÔN: NGỮ VĂN – CAO BẰNG NĂM 2020 Câu 1: (2,0 điểm) Chỉ ra và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: "Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con." (Theo Trần Quốc Minh) Câu 2: (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sát và trả lời các câu hỏi: "Câu hát căng buồn với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi." a) Đoạn thơ được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Em hãy khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ? Câu 3: (5,0 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập một).
- - Nghệ thuật: + Sử dụng linh hoạt biện pháp nhân hóa. + Ngôn từ sử dụng linh hoạt, điêu luyện. Câu 3 Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập một). Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: 1. Giới thiệu chung Tác giả: - Nguyễn Thành Long (1925 -1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954) hoạt động văn nghệ ở liên khu V, sau 1954 ông tập kết ra Bắc, chuyên sáng tác. - Ông là một trong những cây bút văn xuôi đáng chú ý trong những năm 1960 -1970, chuyên viết truyện ngắn và ký. Đề tài hướng vào cuộc sống sinh hoạt, lao động đời thường. - Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ và ánh lên vẻ đẹp con người, mang ý nghĩa sâu sắc. Truyện của ông thường mang chất ký, chứa đựng vẻ đẹp thơ mộng trong trẻo. - Ông viết nhiều, đã cho in hàng chục tập truyện ngắn và ký. Tác phẩm chính: Bát cơm cụ Hồ (1955), Gió bấc gió nồm (1956), Chuyện nhà chuyện xưởng (1962), Trong gió bão (1963), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa trong xanh (1972) , Lý Sơn mùa tỏi (1980), Sáng mai nào, xế chiều nào (1984) Tác phẩm: - Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi thực tế tại Sa Pa mùa hè 1970 của tác giả. - Được rút ra từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972 2. Phân tích, cảm nhận
- - Tự mình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống. - Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”. => Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở Sa Pa. c. Phong cách sống đẹp: - Sống một mình nhưng căn nhà vẫn luôn ngăn nắp, gọn gàng “một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách” - Anh tự tạo niềm vui trong cuộc sống: + Anh trồng hoa để cuộc sống có thêm màu sắc “Hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn tổ ong” + Anh nuôi gà để cải thiện bữa ăn và để có thêm niềm vui + Anh thường xuyên đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống chọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức. d. Đức tính đẹp: - Anh cởi mở, chân thành với khách, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát gặp gỡ, được trò chuyện. + Chặn khúc cây giữa đường để được nói chuyện với mọi người + Trân trọng mọi người khách ghé thăm + Dù mới gặp mà anh đã rất cởi mở với ông họa sĩ và cô kĩ sư + Quý trọng từng phút giây được gặp gỡ, nói chuyện với mọi người