Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Vĩnh Long (Có đáp án)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. (0,5 điểm) Vị bác sĩ đã cảm nhận được niềm tha thiết sống của bệnh nhân qua đâu?
docx 7 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Vĩnh Long (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Vĩnh Long (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH VĨNH LONG NĂM HỌC: 2020-2021 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Con trai của mẹ, con đã bao giờ nhìn thấy sự cầu cứu dâng lên trong ánh mắt của những bệnh nhân và gia đình họ chưa? Họ đã luôn nhìn mẹ như vậy để mong chờ được cứu sống. Vì vậy mà hơn ai hết, mẹ hiểu được nỗi đau và sự tra tấn họ đang phải chịu đựng Mẹ yêu con tới 100%, nhưng thời gian mà mẹ dành cho con không thể là 100% được. Dù biết sự nguy hiểm trong công việc này, nhưng mẹ luôn cảm nhận được sự mất mát đáng sợ mà dịch bệnh để lại, vì thế mà mẹ có mong muốn cả đời của mẹ là loại bỏ những điều đó. Xin lỗi con trai, hãy nghĩ rằng cuộc chia li nắng ngủi của ta sẽ làm nên tiếng cười của hàng triệu gia đình con nhé. Đây là điều mà trách nhiệm của những người bác sĩ như mẹ nên làm. Khi dịch bệnh qua đinh, hứa sẽ ở bên con nhiều nhất có thể, con hiểu ý mẹ mà, phải không? (Trích Bức thư của nữ bác sĩ gửi con trai là bệnh viện Vũ Hán gây bão mạng, www.vietnamnet.vn, 01/02/2010) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. (0,5 điểm) Vị bác sĩ đã cảm nhận được niềm tha thiết sống của bệnh nhân qua đâu? Câu 3. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa câu “Mẹ yêu con tới 100%, nhưng thời gian mà mẹ dành cho con không thể là 100% được”? Câu 4. a) (0.5 điểm) Nêu yêu cầu của phương châm hội thoại lịch sự. Chỉ ra câu văn trong văn bản tuân thủ phương châm lịch sự. b) (0.5 điểm) Trong vai trò người con, em hãy đặt 01 câu tuân thủ phương châm lịch sự thể hiện nhận thức tích cực của bản thân đối với cách ứng xử của mẹ. PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Cho đi cũng là hạnh phúc. Câu 2: (5.0 điểm) Phân tích đoạn trích sau, trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) – Nguyễn Du.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH VĨNH LONG NĂM HỌC: 2020- 2021 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm có: 04 trang) PHẦN Câu Nội dung 1 - Phương thức biểu đạt chính là tự sự - Qua ánh mắt tha thiết, tràn ngập khao khát sống luôn nhìn chăm 2 chú vào bác sĩ của chính bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. - Câu nói đó giúp em hiểu được vị trí, tình thế và những tình cảm của người bác sĩ cũng là một người mẹ. Người mẹ ấy yêu con mình 3 vô cùng, thế nhưng vì công việc, vì hạnh phúc, tính mạng của những người khác, mẹ không thể không tạm xa con. Để hoàn thành nhiệm I vụ đối với người dân và tổ quốc. a -Yêu cầu của phương châm hội thoại lịch sự là: ta cần thể hiện sự tôn trọng, tế nhị, lịch thiệp đối với đối tượng giao tiếp của mình Câu văn đáp ứng yêu cầu này: 4 • Xin lỗi con trai gia đình con nhé! • Khi dịch bệnh qua đi phải không? b. 1. Giới thiệu vấn đề: Cho đi cũng là hạnh phúc. 2. Bàn luận vấn đề: - Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ, nhất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đang quý. - Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc tích cực của con người, có được khi họ có được niềm vui, thỏa mãn từ một việc gì đó. II 1 -> Cả câu: cho đi cũng chính là một hạnh phúc vì khi trao đi hạnh phúc cho người khác, chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng hơn biết mất. Biểu hiện - Trong cuộc sống quanh ta, đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, đau khổ cần rất nhiều sự sẻ chia, giúp đỡ, bao dung, rộng lượng. Họ cần chúng ta chia ngọt sẻ bùi.
  3. thực chất là giam lòng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người, Kiều sống một mình ở lầu Ngưng Bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi. Khái quát nội dung tám câu thơ: là nỗi nhớ thương của Kiều về người yêu và cha mẹ. Kiều nhớ tới Kim Trọng Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ. Chữ “tưởng”: hồi tưởng, nhớ lại Nhớ lại đêm thề nguyền dưới trăng: “chén đồng” – chén rượu thề nguyền, đồng lòng, đồng dạ mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng. Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dung ở Liêu Dương cách trở, xa xôi, chàng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn đang mong chờ tin tức và Kiều cảm thấy có lỗi: Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Động từ “gột rửa”: diễn tả tấm lòng thủy chung, mối tình đầu đẹp đẽ không thể gột rửa được. ⇒ Nỗi nhớ người yêu da diết, đau đáu. Nỗi nhớ cha mẹ Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. • Nếu nhớ đến Kim Trọng, Kiều “tưởng” thì nhớ đến cha mẹ nàng lại “xót”. • Kiều xót khi cha mẹ già yếu mà ngày ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con. • Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” và điển tích “Sân Lai”: nói lên tấm lòng hiếu thảo của Kiều. • Nhớ về cha mẹ, Kiều tưởng tượng ra cảnh giờ đây quê nhà đã đổi thay, cha mẹ không ai chăm sóc, đỡ đần lúc về già. • Cụm từ “cách mấy nắng mưa”: vừa nói về thời gian xa cách qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật. -> Nhớ về cha mẹ, Kiều luôn nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục “Nhớ ơn chín chữ cao sâu”.
  4. - Tấm lòng ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ. ⇒ Đây là biểu hiện cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. - Nghệ thuật: ngôn ngữ độc thoại nội tâm, hình ảnh, từ ngữ tinh tế.