Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 - Sở GD và ĐT Hòa Bình (Có đáp án)
a. (0,5 điểm) Xác định thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa.
b. (0,5 điểm) Tìm và ghi lại 01 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.
c. (1,0 điểm) Theo em, vì sao người phụ nữ lại vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước måt?
b. (0,5 điểm) Tìm và ghi lại 01 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.
c. (1,0 điểm) Theo em, vì sao người phụ nữ lại vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước måt?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 - Sở GD và ĐT Hòa Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_2021_so_gd_va_d.pdf
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 - Sở GD và ĐT Hòa Bình (Có đáp án)
- ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀO 10 MÔN: NGỮ VĂN – HÒA BÌNH NĂM 2021 Câu 1. (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Có một người phụ nữ nào vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?". Người phụ nữ thầm nghĩ: "Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ỷ lại mất". Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có". Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: "Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang biểu dì hai cây nến để thắp sáng ạ”. Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, vội bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng. (Theo Internet) a. (0,5 điểm) Xác định thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. b. (0,5 điểm) Tìm và ghi lại 01 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên. c. (1,0 điểm) Theo em, vì sao người phụ nữ lại vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước måt? d. (1,0 điểm) Bài học nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (Trả lời khoảng 3 đến 5 dòng ) Câu 2. (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 dòng) về ý nghĩa của tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống. Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh): Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu
- Gợi ý: Người phụ nữ cảm thấy xấu hổ vì sự ích kỉ, sự xấu xa khi bản thân có suy nghĩ không tích cực đối với người khác. Người phụ nữ cũng đồng thời cảm động vì người mẹ và đứa con của gia đình nghèo bên cạnh lại dùng tình yêu thương, sự bao dung, quan tâm để đáp lại sự ích kỉ của người phụ nữ. d. Bài học nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (Trả lời khoảng 3 đến 5 dòng) Phương pháp: phân tích. Cách giải: Học sinh tự nêu lên thông điệp có ý nghĩa với mình, chú ý lý giải. Thông điệp: Cuộc sống vẫn luôn có những điều tốt đẹp, hãy mở rộng trái tim, trao đi yêu thương. Đừng để trái tim chứa đầy sự nghi hoặc hay ích kỷ. Câu 2. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 dòng) về ý nghĩa của tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống. Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp. Cách giải: I. Mở đoạn Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống. (Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình). II. Thân đoạn 1. Giải thích - Chia sẻ: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn => Biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, thì chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn. 2. Bình luận - Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia + Sẻ chia về vật chất: giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn. + Sẻ chia về tinh thần: ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe. - Ý nghĩa tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống:
- Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải: 1. Mở bài - Giới thiệu vài nét về tác giả Hữu Thỉnh - là một nhà thơ viết nhiều và viết rất hay về con người, cuộc sống nông thôn - một nhà thơ mộc mạc nhưng vô cùng tinh tế. - Giới thiệu vài nét về bài thơ “Sang thu”: bài thơ miêu tả những chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời từ hạ sang thu, không chỉ có hình ảnh thiên nhiên mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu của cuộc đời. 2. Thân bài a. Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về tín hiệu sang thu - Cảm nhận tín hiệu thu về không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế + Hương ổi chín lan vào không gian, phả vào gió se + Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm + Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những phát hiện thú vị báo thu về + Động từ “phả” gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh lại, luồn vào trong gió gợi lên cho người đọc hình dung được không gian và thời gian của tiết sang thu + Gợi ra hình dung của hương ổi chín lan trong không gian, phả vào gió se +Chùng chính – nghệ thuật nhân hóa: sương như có ý chậm lại, quấn quýt, điều đó cũng gợi hình ảnh về bước đi của thời gian, nhẹ nhàng. -> Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương, đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn. b. Những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang - Khoảnh khắc giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hóa diễn tả sự nuối tiếc, sự lưỡng lự trước khi chuyển mùa. - Hình ảnh dòng sông trôi thanh thản, êm dịu chính là sự lắng đọng, “dềnh dàng” đặc trưng của mùa thu - Chim “vội vã”: nghệ thuật nhân hóa, dường như chim muông cũng cảm nhận được sự chuyển giao của mùa mới nên tìm cho mình hướng đi. * Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Các hình ảnh, chi tiết đặc sắc giàu sức gợi hình tái hiện chân thật góc nhìn cũng như cảm xúc say sưa,