Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bình Phước (Có đáp án)

I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

"...Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

(Theo SGK Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục, 2005, trang 144)

Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (1,0 điểm) Lời người bà dặn cháu đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Câu 3. (1,0 điểm) Tìm lời dẫn trực tiếp có trong đoạn thơ và dẫn lại theo cách dẫn gián tiếp.

doc 5 trang thihien 09/05/2023 7640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bình Phước (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_s.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bình Phước (Có đáp án)

  1. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Bình Phước Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021 I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: " Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” (Theo SGK Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục, 2005, trang 144) Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. (1,0 điểm) Lời người bà dặn cháu đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu 3. (1,0 điểm) Tìm lời dẫn trực tiếp có trong đoạn thơ và dẫn lại theo cách dẫn gián tiếp. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hai câu thơ: “Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi - Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh” đã thể hiện truyền thống đoàn kết của dân tộc ta. Bằng bài văn ngắn (khoảng 200 từ), em hãy làm rõ truyền thống ấy. Câu 2. (5,0 điểm) Từ văn bản Làng của nhà văn Kim Lân, em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày những suy nghĩ của mình về nhân vật ông Hai. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021 Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ Bếp Lửa - Bằng Việt Câu 2: Phương châm hội thoại đã bị vi phạm là phương châm về chất. Sự không tuân thủ ấy là để thực hiện mục đích khác: bà không muốn cháu thông báo cho cha mẹ biết những khó khăn ở nhà để bố mẹ cháu yên tâm công tác.
  2. - Cái làng đó với người nông dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần. b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm. - Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái không khí "đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá ”; rồi ông lo "cái chòi gác, những đường hầm bí mật, ” đã xong chưa? - Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bình luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi "Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”. c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc. - Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi. - Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó "cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ "đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí "không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân. - Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cái tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà. - Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt. - Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này: + Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: "ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.