Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên, PTDTNT tỉnh môn Ngữ văn - Năm học 2023-2024 - Sở GD và ĐT Quảng Nam (Có đáp án)

Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1.(1,0 điểm) Câu văn sau sử dụng cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo:“Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
docx 3 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 1080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên, PTDTNT tỉnh môn Ngữ văn - Năm học 2023-2024 - Sở GD và ĐT Quảng Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_chuyen_ptdtnt_tinh_mon_ngu.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên, PTDTNT tỉnh môn Ngữ văn - Năm học 2023-2024 - Sở GD và ĐT Quảng Nam (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TỈNH QUẢNG NAM THPT CHUYÊN, PTDTNT TỈNH NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn thi: Ngữ văn (chung) Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Khóa thi ngày: 06-08/6/2023 I. Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình. Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo:“Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập Hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.114-115) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1.(1,0 điểm) Câu văn sau sử dụng cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo:“Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. Câu 2.(1,0 điểm) Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật tôi (Phương Định) trong những câu sau: “Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát”. II. Làm văn ( 8,0 điểm) Câu 1.(3,0 điểm) Viết bài văn ngắn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải có ước mơ trong cuộc sống. Câu 2.(5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, tr.132) HẾT * Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. * Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  2. - Phê phán những người sống không có ước mơ, thiếu ý chí, nghị lực, dễ dao động, dễ từ bỏ ước mơ. 3. Bài học nhận thức và hành động 0,25 - Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống của mỗi người. - Xây dựng ước mơ cao đẹp và phải không ngừng học tập, rèn ý chí, trau dồi kỹ năng sống để biến ước mơ thành hiện thực, Câu 2. (5,0 điểm) 5,0 I. Yêu cầu về kĩ năng 0,5 Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:Mở bài nêu được vấn đề nghị luận.Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề. II. Yêu cầu về kiến thức 4,5 - Thí sinh có thể trình bày vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải xuất phát từ nội dung đoạn thơ và phù hợp với yêu cầu đề ra. - Nội dung chính của bài viết cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản dưới đây: 1. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận ba khổ thơ cuối trong Bài thơ về tiểu 0,5 đội xe không kính (Phạm Tiến Duật). 2.Triển khai vấn đề nghị luận 4,0 a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ 0,5 - Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật. - Giới thiệu Bài thơ về tiểu đội xe không kính và đoạn thơ. b. Cảm nhận về đoạn thơ 3,0 b1) Nội dung: Đoạn thơ (gồm ba khổ cuối) tập trung thể hiện vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ: - Tình đồng chí, đồng đội sâu đậm: + Họ dành cho nhau tình cảm chân thành, nồng nhiệt. + Họ xem nhau như người thân trong một gia đình. - Tinh thần lạc quan vượt lên gian khó, ý chí chiến đấu kiên cường: + Dù trong hoàn cảnh hiểm nguy, dù trải qua cuộc sống sinh hoạt tạm bợ, cực khổ nhưng người lính vẫn giữ tinh thần lạc quan, hướng về phía trước với niềm tin tất thắng. + Dù phương tiện chiến đấu bị tàn phá, mất mát nhưng người lính vẫn kiên định ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. b2) Nghệ thuật: Thể thơ tự do; ngôn ngữ mộc mạc và giọng thơ khoẻ khoắn, hóm hỉnh, ngang tàng; hình ảnh thơ độc đáo, mới lạ; sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ, c. Đánh giá chung: 0,5 Nằm trong mạch cảm xúc của bài thơ, đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Từ đó khơi gợi trong lòng mọi người tình yêu quê hương, đất nước và tự hào về con người Việt Nam anh dũng, kiên cường. TỔNG : I +II 10,0 HẾT