Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Mã đề 01 - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Hà Tĩnh (Có đáp án)

Câu 2. (3,0 điểm). Em hãy viết bài văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học cuộc sống gợi ra từ câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
docx 5 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 1840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Mã đề 01 - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Hà Tĩnh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_ma_de_01_nam_h.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Mã đề 01 - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Hà Tĩnh (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH HÀ TĨNH NĂM HỌC: 2020-2021 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) MÃ ĐÊ: 01 Câu 1. (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Mây tụ về rừng thầm Suối lượn dưới thung xa Đồng xanh ôm núi biếc Trâu gặm chiều nhẩn nha Đàn cò trắng về qua Vẽ lên ngàn chớp sáng Những làng mạc an hòa Bên núi sông bình lặng Trích Nam thiêng Hồng lĩnh Trần Đức Cường, Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh - Số 261, tháng 4 năm 2020) a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên. b. Nêu nội dung của đoạn thơ. c. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ. Câu 2. (3,0 điểm). Em hãy viết bài văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học cuộc sống gợi ra từ câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" Câu 3 (5.0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
  2. =>Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi theo - “chụm” từ được dùng để thể hiện sự đoàn kết - “cây” đây là một biện pháp nhân hóa trở thành một biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết. 3. Bàn luận vấn đề: *Dẫn chứng tinh thần đoàn kết của dân tộc ta - Trong thực tế lịch sử: Nhân dân ta đã một lòng đoàn kết để đánh đuổi giặc ngoại xâm, Bác Hồ có câu: “đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công” - Trong đời sống hằng ngày: Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sản xuất, họ cùng nhau góp sức đắp đê ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng *Bài học kinh nghiệm: Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch. Đoàn kết là yếu tố quyết định thành công. Bác Hồ từng khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Bài học rút ra được từ câu tục ngữ: Là học sinh, em cùng các bạn xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập và phấn đấu để cùng tiến bộ. 1. Giới thiệu chung - Giới thiệu bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. - Dẫn dắt trích thơ: Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe 2. Phân tích 1. Hình ảnh những chiếc xe không kính – Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền đưa vào thơ thì đều được “mĩ lệ hóa”, “lãng mạn hóa” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Người đọc đã bắt gặp chiếc xe tam mã trong thơ Pus-kin, con tàu trong “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùng tên của Huy Cận. 3 – Ở bài thơ này, hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Lẽ thường, để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người, cho hàng hoá nhất là trong địa hình hiểm trở Trường Sơn thì xe phải có kính mới đúng. Ấy thế mà chuyện “xe không kính” lại là môt thực tế, là hình ảnh thường gặp trên tuyến đường Trường Sơn. – Hai câu thơ mở đầu có thể coi là lời giải thích cho “sự cố” có phần không bình thường ấy: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.
  3. hiện ở nhịp thơ đều đặn, trôi chảy như xe lăn với việc vận dụng linh hoạt điệp ngữ “thấy” và phép liệt kê. Có rất nhiều cảm giác thú vị đến với người lính trên những chiếc xe không có kính. + Các hình ảnh “con đường”,”sao trời”,”cánh chim” diễn tả rất cụ thể cảm giác của những người lính khi được lái những chiếc xe không kính. Khi xe chạy trên đường bằng, tốc độ xe chạy đi nhanh, giữa các anh với con đường dường như không còn khoảng cách, chính vì thế, các anh mới có cảm giác con đường đang chạy thẳng vào tim. Và cái cảm giác thú vị khi xe chạy vào ban đêm, được “thấy sao trời” và khi đi qua những đoạn đường cua dốc thì những cánh chim như đột ngột “ùa vào buồng lái”. Thiên nhiên, vạn vật dường như cũng bay theo ra chiến trường. Tất cả điều này đã giúp người đọc cảm nhận được ở các anh nét hào hoa, kiêu bạc, lãng mạn và yêu đời của những người trẻ tuổi. Tất cả là hiện thực nhưng qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành những hình ảnh lãng mạn. b. Một vẻ đẹp nữa làm nên bức chân dung tinh thần của người lính trong bài thơ chính là tinh thần lạc quan, sôi nổi, bất chấp khó khăn, nguy hiểm Không có kính, ừ thì có bụi, . Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Những câu thơ giản dị như lời nói thường, với giọng điệu thản nhiên, ngang tàn hóm hỉnh, cấu trúc: “không có ”;”ừ thì ”, “chưa cần” được lặp đi lặp lại, các từ ngữ “phì phèo”,”cười ha ha”,”mau khô thôi” làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ,hiểm nguy của cuộc chiến đấu. Cài tài của Phạm Tiến Duật trong đoạn thơ này là cứ hai câu đầu nói về hiện thực nghiệt ngã phải chấp nhận thì hai câu sau nói lên tinh thần vượt lên để chiến thắng hoàn cảnh của người lính lái xe trong chiến tranh ác liệt. Xe không kính nên “bụi phun tóc trắng như người già” là lẽ đương nhiên, xe không có kính nên “ướt áo”, “mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” là lẽ tất nhiên. Trước mọi khó khăn, nguy hiểm, các anh vẫn “cười” rồi chẳng cần bận tâm, lo lắng, các anh sẵn sàng chấp nhận thử thách, gian lao như thể đó là điều tất yếu. Các anh lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, của thái độ hiên ngang để thắng lại cái vạn biến của chiến trường sinh tử gian khổ, ác liệt. Đọc những câu thơ này giúp ta hiểu được phần nào cuộc sống của người lính ngoài chiến trường những năm tháng đánh Mỹ. Đó là cuộc sống gian khổ trong bom đạn ác liệt nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan, niêm vui sôi nổi, yêu đời. Thật đáng yêu và đáng tự hào biết bao! 3 Tổng kết: Thử thách ngày càng tăng, nhưng mức độ và hướng đi không thay đổi.Vẫn là khẳng định tinh thần bất khuất, quyết thắng của quân đội ta, nhưng Phạm Tiến Duật đã đem lại nhiều hình ảnh mới và giọng điệu mới: trẻ trung, tinh nghịch, ngang tàn mà kiên định. Bài thơ đâu chỉ nói về tiểu đội xe không kính,nó phản ánh cả khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn quân và toàn dân ta,khẳng định rằng ý chí của con người mạnh hơn cả sắt thép.