Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Kiên Giang (Có đáp án)
Câu 2:(1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu văn: Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đây tr? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đây?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Kiên Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.docx
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Kiên Giang (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH KIÊN GIANG NĂM HỌC: 2020- 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu: Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đâu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con là Việt gian đấy ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đầy tr? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lăm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một công một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy! (SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 166, NXB GD năm 2017) Câu 1:(1,0 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu khái quát nội dung của đoạn trích. Câu 2:(1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu văn: Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đây tr? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đây? Câu 3: (1,0 điểm) Chỉ ra phương thức liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong những câu văn:(1)ông kiểm điểm từng người trong óc. (2) Không mà, họ toan là những người có tinh thần cả mà. (3)Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một Che Vo giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy! PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tác động của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng thiếu căn cứ trên mạng xã hội. Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
- • Những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội là gì? • Những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội do ai thực hiện và với mục đích gì? 3. Bàn luận vấn đề: + Các biểu hiện, cách thể hiện của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội + Các tác hại của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội • Ảnh hưởng đến tâm lý của đối tượng bị hướng đến (đau khổ, buồn bực, tự ti, buồn chán, tách mình khỏi xã hội, có suy nghĩ tiêu cực, bất cần ) • Ảnh hưởng đến cuộc sống, thể xác của đối tượng bị hướng đến (mất đi bạn bè, công việc khó hòa nhập xã hội, mất đi các cơ hội ) → Dễ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như tự tử, trả thù đời Khiến cuộc đời nạn nhân khó trở về bình thường (HS lấy dẫn chứng cụ thể và phân tích) + Hiện trạng hiện nay trong xã hội về vấn đề tràn lan những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội. + Lý do xuất hiện nhiều trường hợp có những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội. + Cách khắc phục, đẩy lùi, tiêu trừ những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội (các biện pháp răn đe, tuyên truyền, giáo dục ) + Những điều cần làm với những nạn nhân của tình trạng này - Liên hệ chính bản thân mình (cần làm gì và không làm gì để ngăn tình trạng này không xảy ra) - Nêu những cảm nhận, suy nghĩ chung của em về vấn đề đã bàn luận, chốt lại 1 lần nữa về tác hại mạnh mẽ của những lời phê phán, chỉ trích vội vàng, thiếu căn cứ trên mạng xã hội và sự cấp thiết của việc tiêu trừ chúng. 1. Giới thiệu chung Có những tác phẩm đọc xong, gấp sách lại là ta quên ngay, cho 2 đến lúc xem lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những cuốn sách như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những
- có Giọng này phù hợp với tính cách ngang tàng dũng cảm, đầy nghị lực, tính tếu nhộn của những lái xe Trường Sơn. Cách giải thích này cũng gợi lên cái ác liệt của chiến tranh, người lính luôn cận kề với hiểm nguy, với cái chết nhưng coi đó như chuyện bình thường. Chất thơ của câu thơ này hiện ra chính trong vẻ tự nhiên đến mức khó ngờ của ngôn từ. Câu thơ rất gần với văn xuôi lại có giọng thản nhiên, ngang tàng trong đó ngày càng gây ra sự chú ý về vẻ đẹp khác lạ của nó. Hình ảnh “bom giật, bom rung” vừa giúp ta hình dung được một vùng đất từng được mệnh danh là “túi bom” của dịch vừa giúp ta thấy được sự khốc liệt của chiến tranh và đó chính là nguyên nhân để những chiếc xe vận tải không có kính. Bom đạn ác liệt của chiến tranh đã tàn phá làm những chiếc xe ban đầu vốn tốt, mới trở thành hư hỏng. Không tô vẽ, không cường điệu mà tả thực, nhưng chính cái thực đã làm người suy nghĩ, hình dung mức độ ác liệt của chiến tranh, bom đạn giặc Mỹ. Mục đích miêu tả những chiếc xe không kính là nhằm ca ngợi những chiến sĩ lái xe Trường Sơn – chủ nhân những chiếc xe không kính. Những người lính lái xe điều khiển những chiếc xe không kính kì lạ trong tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh, tự tin. Đó là những con người trẻ trung, tư thế ung dung, coi thường gian khổ, hy sinh. Trong buồng lái không kính chắn gió, họ có cảm giác mạnh mẽ khi phải đối mặt trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài. Những cảm giác ấy được nhà thơ ghi nhận tinh tế sống động qua những hình ảnh thơ nhân hoá, so sánh và điệp ngữ: Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. Những câu thơ tả thực, chính xác đến từng chi tiết. Không có kính chắn gió, bảo hiểm, xe lại chạy nhanh nên người lái phải đối mặt với bao khó khăn nguy hiểm: nào là “gió vào xoa mắt đắng”, nào là “con đường chạy thẳng vào tim”, rồi “sao trời”, rồi “cánh
- thơ diễn tả chính xác các cảm giác mạnh và đột ngột của người ngồi trong buồng lái, khiến người đọc có thể hình dung được rõ ràng những ấn tượng, cảm giác ấy như chính mình đang ở trên chiếc xe không kính. Hình ảnh "con đường chạy thẳng vào tim" gợi liên tưởng về con đường ra mặt trận, con đường chiến đấu, con đường cách mạng. Vậy đấy, hai khổ thơ tả thực những khó khăn gian khổ mà những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn đã trải qua. Trong khó khăn, các anh vẫn ung dung, hiên ngang bình tĩnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm gan góc chuyển hàng ra tiền tuyến. Không có kính chắn gió, bảo hiểm, đoàn xe vẫn lăn bánh bình thường. Lời thơ nhẹ nhõm, trôi chảy như những chiếc xe vun vút chạy trên đường. 3 Tổng kết Người lái xe trong bài thơ là những người chiến sĩ trẻ trung. Các anh rất trẻ trung, hồn nhiên, tâm hồn gần gũi với thiên nhiên. Khó khăn gian khổ các anh coi thường. Xe hư hỏng không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước, nhưng xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước. Tất cả vì tiền tuyến, vì mặt trận, đó là khẩu hiệu của họ. Và những chiếc xe mang đầy thương tích vẫn lăn bánh ra mặt trận. Có thể nói những người lái xe, người làm chủ phương tiện là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trên mặt trận vận tải và cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.