Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Phú Yên (Có đáp án)

Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, cuộc sống này có những gì ?
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và gọi tên các phép liên kết về hình thức được sử dụng trong đoạn (2).
docx 4 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 260
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Phú Yên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Phú Yên (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH PHÚ YÊN NĂM HỌC: 2020-2021 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: (1) Cuộc sống này vốn không chỉ có hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông, nó còn có cả những phút giây bị gai hoa hồng đâm đến ứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy xiết. Bên cạnh những niềm vui là những khó khăn và cạm bẫy luôn chực chờ chỉ cần bạn lơ là mất cảnh giác chúng sẽ xô tới. Chính những khó khăn thử thách ấy sẽ góp phần nhào nặn bạn trở thành một phiên bản tốt hơn. (2) Sẽ có những lúc bạn hoang mang, chông chênh, mệt mỏi và hoàn toàn mất phương hướng. Đó có thể là khi bạn thi trượt cuộc thi mà bạn nghĩ là quan trọng nhất đời mình. Đó là khi người bạn thân nhất quay lưng đi sau khi đâm vào lưng bạn một vết dao. [ ] (3) Đế vượt qua được những khoảnh khắc đó, bạn phải tìm kiếm cho mình một điểm tựa vững chắc luôn cho bạn lời khuyên và không bao giờ rời xa. Đến cái bóng cũng rời xa bạn khi bạn đi vào bóng tối, nhưng điểm tựa thì không, mỗi người hãy tìm kiếm cho mình một điểm tựa. Có một loại điểm tựa như thế, thường được gọi là “trọng tâm cuộc đời”. (Phi Tuyết Sống như ngày mai sẽ chết, NXB Thế giới, 2017, tr.37-39) Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, cuộc sống này có những gì ? Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và gọi tên các phép liên kết về hình thức được sử dụng trong đoạn (2). Câu 4. (1,0 điểm) Theo em, vì sao tác giả cho rằng: Đến cái bóng cũng rời xa bạn khi bạn đi vào bóng tối, nhưng điểm tựa thì không ? PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) bàn về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Chính những khó khăn thử thách sẽ góp phần nhào nặn bạn trở thành một phiên bản tốt hơn. Câu 2. (4,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chăng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đội tri kỉ. Đồng chí ! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
  2. - Giới thiệu ngắn gọn tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí” - là một trong số những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Chính Hữu và cũng là của nền thơ kháng chiến. - Qua bài thơ ta càng hiểu rõ hơn về cơ sở hình thành tình đồng chí cũng như tình cảm mà các anh dành cho nhau. 2. Phân tích *. Khái quát chung: Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác mùa xuân năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt – Bắc thu đông (1947). Bài thơ là kết quả từ những trải nghiệm của tác giả về thực tế cuộc sống và chiến đấu của bộ đội ta trong những ngày đầu kháng chiến. – Bài thơ được in trong tập “Đầu súng trăng treo” ( 1966) – tập thơ phần lớn viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. *. Cơ sở hình thành tình đồng chí - Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính: "Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". "Anh" ra đi từ vùng "nước mặn đồng chua", "tôi" từ miền "đất cày lên sỏi đá". Hai miền đất xa nhau, "đôi người xa lạ" nhưng cùng giống nhau ở cái "nghèo". Hai câu thơ giới thiệu thật giản dị hoàn cảnh xuất thân của người lính: họ là những người nông dân nghèo. - Tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu: "Súng bên súng, đầu sát bên đầu" Họ vốn "chẳng hẹn quen nhau" nhưng lý tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ lại với nhau trong hàng ngũ quân đội cách mạng. "Súng" biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, "đầu" biểu tượng cho lý tưởng, suy nghĩ. Phép điệp từ (súng, đầu, bên) tạo nên âm điệu khoẻ, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng, cùng chung nhiệm vụ. - Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. Cái khó khăn thiếu thốn hiện lên: đêm rét, chăn không đủ đắp nên phải "chung chăn". Nhưng chính sự chung chăn ấy, sự chia sẻ với