Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Quảng Ngãi (Có đáp án)

Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn trích, từ “nó” được dùng để thay thế cho từ ngữ nào?
Câu 3. (1,0 điểm) Dựa vào đoạn trích, em hãy cho biết: Nếu không có lòng tự trọng, con người sẽ trở nên như thế nào?
docx 5 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 1060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Quảng Ngãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Quảng Ngãi (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM HỌC: 2020- 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 17/7/2020 Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Lòng tự trọng nằm ngay trong bản thân mỗi con người. Nó là người thầy, người bạn, người hộ vệ thân thiết và chân thành nhất của chúng ta. Lòng tự trọng giúp ta biết cách hành xử đúng mực cũng như luôn dũng cảm trong việc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác. Mọi sự khôn ngoan đều bắt đầu từ lòng tự trọng. Với lòng tự trọng, bạn sẽ trở nên năng động và can đảm, sẳn sàng tiến về phía trước để mở lối cho những người đi sau. Lòng tự trọng bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình. Quả thật, nếu không tôn trọng chính mình, làm sao bạn có thể học cách yêu thương và tôn trọng người khác. (Goerge Matthew Adams – Không gì là không thể, Thu Hằng dịch NXB Tổng hợp TP HCM, 2017, tr.27) Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn trích, từ “nó” được dùng để thay thế cho từ ngữ nào? Câu 3. (1,0 điểm) Dựa vào đoạn trích, em hãy cho biết: Nếu không có lòng tự trọng, con người sẽ trở nên như thế nào? Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến: “Lòng tự trọng bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình” không ? Vì sao ? PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 7 đến 10 câu) về lòng tự trọng của người học sinh trong học tập và rèn luyện. Câu 2. (5,0 điểm) Trong Truyện Kiều, nhà thơ Nguyễn Du đã gợi tả nhân vật Thúy Kiều: Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM HỌC: 2020- 2021 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN Ngày thi: 17/7/2020 (Hướng dẫn chấm gồm có: 03 trang) PHẦN Câu Nội dung 1 - Phương thức biểu đạt: Nghị luận. 2 - Từ nó được dùng để thay thế cho "lòng tự trọng" - Nếu không có lòng tự trọng chúng ta sẽ trở nên thiếu khôn ngoan, không có đủ những hành động đúng mực, chuẩn xác, ta sẽ thiếu đi 3 sự chủ động và can đảm trong cuộc sống. Từ đó, ta khó mà yêu thương, tôn trọng những giá trị của chính bản thân mình cũng như người khác. I - Em đồng ý với ý kiến đó. - Bởi vì lòng tự trọng chỉ xuất hiện khi chúng ta biết đề cao những giá trị của mình, yêu thương, nâng niu, thừa nhận, xác định những 4 giá trị, phẩm chất của chính mình, khi đó chúng ta đang tôn trọng bản thân mình. Chỉ khi chúng ta có những giá trị, chúng ta tôn trọng các giá trị đó, thì khi đó ta mới có thể có lòng tự trọng. Khi chính chúng ta không tôn trọng chính chúng ta thì lòng tự trọng không thể nào xuất hiện được. Trong học tập và rèn luyện, mỗi học sinh chúng ta cần có rất nhiều phẩm chất, đức tính tốt đẹp để có thể đạt được những thành tích tốt và hoàn thiện bản thân, trong đó lòng tự trọng cũng hết sức quan trọng. Lòng tự trọng giúp chúng ta nhìn lại và định giá bản thân. Nó sẽ là động lực thôi thúc chúng ta không ngừng học tập, nỗ lực vươn lên, đạt được những kết quả tốt hơn nữa. Để khẳng định II 1 giá trị của bản thân. Lòng tự trọng sẽ giúp chúng ta không sa ngã vào những cám dỗ xấu xa của cuộc sống, như trốn học, nói dối để tập trung vào việc học. Đồng thời nó giúp chúng ta trung thực trong học tập, thi cử. Bởi khi có lòng tự trọng, học sinh sẽ không có những hành vi gian dối như không làm bài tập, dùng tài liệu, chép bài Tuy nhiên chúng ta cũng cần cân bằng lòng tự trọng với khả năng, môi trường học tập của bản thân. Không nên vì thỏa mãn lõng tự
  3. - Sắc đẹp của Kiều ví như sắc đẹp của người con gái khiến cho quân vương say đắm mà mất đi quốc gia. -> Kiều mang vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt mỹ, thế nhưng vẻ đẹp ấy khiến trời đất ghen tị -> dự báo cuộc đời lênh đênh của nàng sau này. * Tài năng của Kiều: Nhan sắc của Kiều xinh đẹp là vậy nhưng tài năng của nàng còn tuyệt vời hơn - Tất cả tài năng của nàng đều được thiên phú, nàng am hiểu cả cầm - kỳ -thi - họa -> người con gái lý tưởng trong xã hội phong kiến "pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm". - Nàng am hiểu mọi thứ nhưng nổi bật nhất là thi ca, cầm chương nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương" -> sáng tác khúc đàn bạc mệnh (khúc nhạc khiến ai cũng phải thương tâm, đau lòng). -> Dự báo cuộc đời, vận mệnh bi kịch của nàng như khúc đàn Bạc mệnh. * Kết luận chung: - Vẻ đẹp cùng tài năng của Kiều đã ở mức tuyệt mỹ, khiến cho trời đất cũng phải ghen tị, đố kỵ -> báo hiệu cuộc đời khổ ải sau của nàng. - Nghệ thuật lấy điểm tả diện, đòn bẩy, ước lệ được Nguyễn Du vận dụng để miêu tả vẻ đẹp tuyệt mỹ của Kiều. III. Kết bài: - Khái quát vẻ đẹp cùng tài năng của Kiều - Khẳng định ngòi bút miêu tả tài hoa của Nguyễn Du.