Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Thanh Hóa (Có đáp án)

Câu 2. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong các câu: “Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”
docx 5 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Thanh Hóa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Thanh Hóa (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH THANH HÓA NĂM HỌC: 2020- 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 17/7/2020 Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đổi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chíp vào trong máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2012) Thực hiện các yêu cầu dưới đây: Câu 1. Theo tác giả một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy là gì? Câu 2. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong các câu: “Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.” Câu 3. Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ trong những câu: “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chíp vào trong máy tính?” Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận không ? Vì sao ? II. LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về sự cần thiết của việc vươn lên từng ngày ở mỗi người. Câu 2. (5,0 điểm)
  2. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về sự cần thiết của việc vươn lên từng ngày ở mỗi người. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: sự cần thiết của việc vươn lên từng ngày ở mỗi người. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn theo những cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ sự cần thiết của việc vươn lên từng ngày ở mỗi người. Có thể theo hướng sau: - Cuộc sống luôn vận động, việc vươn lên từng ngày là đòi hỏi tất yếu để mỗi người hòa nhịp và bắt kịp với sự thay đổi ấy. - Việc vươn lên từng ngày tạo động lực giúp ta phát huy năng lực, chinh phục ước mơ và hòa thiện bản thân. - Việc vươn lên từng ngày là lối sống tích cực để mỗi người góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn * Bàn luận: + Cuộc sống luôn vận động và phát triển đòi hỏi con người phải có ý thức sống tích cực. 1 + Người biết vươn lên hằng ngày trong cuộc sống là người dễ đạt tới sự thành công. Ngược lại, nếu không biết vươn lên thì sẽ trở thành kẻ tụt lùi, trì trệ thậm chí lạc lõng + Vươn lên trong cuộc sống để khẳng định giá trị sống bản thân, hoàn thành vai trò, trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước. - Phản đề: Phê phán những người thiếu tinh thần cầu tiến, sống dựa dẫm, ĩ lại. * Bài học nhận thức và hành động: + Có ý thức sống: Tôn trọng bản thân và xã hội; + Tích cực học tập, có tinh thần học hỏi, trau dồi các chuẩn mực đạo đức, kĩ năng sống. + Rèn luyện nghị lực, bản lĩnh vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. + Tạo dựng ước mơ, mục tiêu sống tốt đẹp d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài 2 - Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận - Thân bài: Triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định. - Kết bài: Khái quát được nội dung nghị luận
  3. vào việc làm cây lược ngà, món quà kỉ niệm cho con (dẫn chứng: tìm ngà voi, chưa từng chiếc răng lược, khắc chữ, đem lược ra ngắm nghía) Chiếc lược ngà đối với ông không chỉ là chiếc lược bình thường mà là vật kỉ niệm, chứa đựng bao tình thương và nỗi nhớ của ông đối với con gái yêu. Chiếc lược là niềm an ủi, động viên ông trong những ngày tháng gian khổ. Từ khi cây lược hoàn thành ông càng mong được gặp con. - Khi bị thương nặng: không còn đủ sức trăn trối điều gì, ông đưa tay vào túi móc cây lược đưa cho bạn và nhìn hồi lâu, mọi lời dặn dò trao gởi đến con đều thể hiện trong ánh mắt cuối cùng ấy. Cái nhìn “không đủ lời lẽ để tả lại” đã nói lên tất cả tình yêu của ông dành cho con. Có thể nói chiếc lược ngà là biểu tượng cho tình cha con, một tình cảm thiêng liêng và bất diệt của ông Sáu, một chiến sĩ cách mạng kiên trung, đã dành cho con. * Đánh giá chung: - Bằng cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn với nhiều tình huống bất ngờ mà hợp lí, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất đã góp phần thể hiện chân thật mà cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. - Khẳng định lại vấn đề: Với tình cảm thiêng liêng và sâu nặng mà ông Sáu đã dành cho con “Chiếc lược ngà” xứng đáng được gọi là “Bài ca về tình phụ tử”. - Qua truyện người đọc thấm thía những mất mát không gì bù đắp được của con người trong chiến tranh và càng trân trọng tình cảm cao đẹp trong tâm hồn họ. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.