Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Yên Bái (Có đáp án)
Câu 2. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở câu 1, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người
Từ nội dung đoạn trích ở câu 1, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Yên Bái (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.docx
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Yên Bái (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH YÊN BÁI NĂM HỌC: 2020-2021 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 20/7/2020 Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau: “Ông lại muốn về làng, lại muốn cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa ? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.” (Ngữ Văn 9, tập một, tr.163, NXB Giáo dục) a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: “Ông lại muốn về làng, lại muốn cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá ” c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.” Câu 2. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở câu 1, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bãy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim (Ngữ Văn 9, tập 2, tr.58, NXB Giáo dục) Hết
- + Mỗi người dù muốn hay không đều thừa hưởng những giá trị tinh thần vật chất của quê hương và quê hương luôn góp phần hình thành nhân cách, lối sống của mỗi người. - Thể hiện tình cảm với quê hương, mỗi người phải làm gì? + Phải biết yêu mến tự hào về quê hương mình bởi đó là nơi mình sinh ra, nơi có những năm tháng tuổi thơ, có gia đình và những người thân yêu nhất. + Phải có những hành động cụ thể để có thể đóng góp, làm giàu cho quê hương, luôn biết phấn đấu học tập, làm việc, để làm rạng danh cho quê hương, bởi mỗi người là một phần của quê hương. 3. Bàn luận vấn đề: + Quê hương góp phần tạo nên những tiền đề đầu tiên để ta vững bước vào đời, quê hương là điểm tựa tinh thần khi ta gặp khó khăn, trở ngại, + Cảm nhận được những giá trị to lớ của quê hương, sống xứng đáng với quê hương khi đó mỗi người sẽ thực sự trưởng thành, trở thành nhân cách cao đẹp. - Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân. 1. Giới thiệu chung - Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm - Dẫn dắt vào 2 khổ thơ: là cảm xúc của tác giả trước và khi vào trong lăng 2. Phân tích 1. Khái quát chung: – Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam,đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. 3 Cảm xúc bao trùm: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác. 2. Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác: – Nhà thơ đã sử dụng một ẩn dụ nghệ thuật tuyệt đẹp để nói lên cảm nhận của mình khi đứng trước lăng Bác: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. + Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực. Đó là mặt trời thiên tạo, là hành tinh quan trọng nhất của vũ trụ, nó gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống, ánh sáng.
- _ “Tràng hoa” ở đây còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ từng người một đang xếp hàng viếng lăng Bác mỗi ngày là một bông hoa ngát thơm. Những dòng người bất tận đang ngày ngày vào lăng viếng Bác nối kết nhau thành những tràng hoa bất tận. Những bông hoa – tràng hoa rực rỡ đó dưới ánh mặt trời của Bác đã trở thành những bông hoa – tràng hoa đẹp nhất dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”– 79 năm cuộc đời của Người. -> Hình ảnh thơ trên biểu lộ tấm lòng thành kính, và biết ơn sâu sắc của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác Hồ. Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng: – Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. – Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. – Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người. -> Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quí những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những ảnh thơ đẹp như vậy! – Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. + “Trời xanh” trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực đó là hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng. + Mặt khác, “trời xanh” còn là một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng. Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Bác sống như trời đất của ta”, bởi Bác đã hóa thân thành thiên nhiên, đất nước và dân tộc. – Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của Bác – “ Mà sao nghe nhói ở trong tim”. + “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. Tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình: nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả triệu trái tim con người Việt Nam.