Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hà Nam (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Ta làm con chim hót

Ta làm một hòa ca

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

(Sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.56)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản

Câu 2. Trong đoạn trích, những hình ảnh nào thể hiện ước nguyện của nhà thơ?

doc 8 trang thihien 09/05/2023 5480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hà Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hà Nam (Có đáp án)

  1. Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021 tỉnh Hà Nam PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Ta làm con chim hót Ta làm một hòa ca Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.56) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản Câu 2. Trong đoạn trích, những hình ảnh nào thể hiện ước nguyện của nhà thơ? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
  2. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021 tỉnh Hà Nam I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả. Câu 2: Trong đoạn trích những hình ảnh thể hiện ước nguyện của nhà thơ là: Con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến Câu 3: Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (ta làm) Tác dụng: Tạo nhịp điệu cho bài thơ, nhấn mạnh ước muốn được cống hiến cho đời của nhà thơ. Câu 4: Học sinh có thể phân tích thông điệp mà bản thân cho rằng có ý nghĩa sâu sắc nhất, lý giải. Gợi ý: Thông điệp: Sự cống hiến âm thầm lặng lẽ dù là từ những điều nhỏ bé nhất cũng khiến cuộc đời trở nên có ý nghĩa hơn. II. LÀM VĂN Câu 1: I. Mở đoạn:
  3. + Cống hiến cho đất nước cũng cho thấy tinh thần trách nhiệm của bản thân với sự nghiệp chung. + Cống hiến cho đất nước còn giữ gìn truyền thống tốt đẹp của cha ông: cha ông đã bảo vệ tổ quốc khỏi kẻ thù, thế hệ trẻ cống hiến xây dựng đất nước. + Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là những chủ nhân tương lai của đất nước. c. Phản đề - Bên cạnh đó có 1 bộ phận thanh niên chưa xác định được tinh thần cống hiến, còn ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình III. Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến. Câu 2: 1. Mở bài - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" - Giới thiệu về nhân vật Vũ Nương. 2. Thân bài a. Khái quát chung - Hoàn cảnh sáng tác: Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện
  4. + Nàng là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa Chiến tranh khiến cho vợ chồng xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm Chiến tranh là ngòi nổ cho thói ghen tuông, đa nghi của Trương Sinh. + Bi kịch gia đình tan vỡ, phải tìm đến cái chết Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng. Bế tắc, nàng tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức => Cái chết tô điểm thêm tính chất bi kịch của thân phận Vũ Nương. * Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật + Khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại + Yếu tố kì ảo, kịch tính và có thực. → Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ, để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc. c. Nhận xét tình cảm nhà văn dành cho nhân vật - Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương nói riêng, người phụ nữ trong xã hội xưa nói chung, nhận ra được những vẻ đẹp từ dung mạo đến nội tâm của họ - Thấu hiểu những vất vả, bi thương của người phụ nữ: lột tả được số phận cay nghiệt, hẩm hiu - Thương cảm với những bi kịch xảy đến trong cuộc sống của nhân vật, xây dựng một cái kết tốt đẹp cho Vũ Nương 3. Kết bài