Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Kạn (Có đáp án)
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của ước mơ đối với mỗi người.
Câu 2 (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về tấm lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi
người đối với Bác Hồ được thể hiện trong đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2018)
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Kạn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_2.docx
Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Kạn (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT BẮC KẠN NĂM HỌC 2022 – 2023 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lửa tuổi học trò - lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí đằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tỉnh được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức. (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phép liên kết câu trong phần trích sau: Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình. Câu 2. Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ thì bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức.
- Biện pháp tu từ: So sánh. Ước mơ so sánh với “núi lửa” Tác dụng: + Giúp diễn đạt thêm sinh động. 3 + Hình ảnh ước mơ được so sánh với núi lửa đang chờ đợi được đánh thức cho thấy trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ và ước mơ ấy đang ngủ yên chỉ chờ đợi chúng ta đánh thức thì nó sẽ bùng cháy. Ý kiến “Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất” đây là nhận định đúng. Bởi chúng ta ai cũng có ước mơ, nhưng có thể do cuộc sống xô đẩy mà không thực 4 hiện được ước mơ đó, nhưng ước mơ đó vẫn luôn tồn tại trong sâu thẳm mỗi chúng ta. Nó tạm lùi lại phía sau và chờ đợi đến một ngày chúng ta sẵn sàng, nó sẽ xuất hiện và biến thành hiện thực. Làm văn 1. Giới thiệu vấn đề: Vai trò của ước mơ đối với mỗi người. 2. Bàn luận - Ước mơ là những dự định, khao khát, mong muốn mà chúng ta muốn đạt được. 1 - Vai trò của ước mơ đối với mỗi người: + Ước mơ giúp ta có động lực vượt qua mọi khó khăn. + Ước mơ giúp ta thêm kiên định về những lựa chọn của chính mình. + Ước mơ giúp cuộc sống có ý nghĩa hơn, mỗi ngày cũng trở nên đáng sống.
- - Hai câu sau: + Ẩn dụ “trời xanh” cho thấy: Bác vẫn còn mãi với non sông như trời xanh luôn vĩnh hằng, bất biến; Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước. + Động từ “nhái”: diễn tả trực tiếp nỗi đau đớn, nghẹn ngào, tiếc thương của tác giả cũng như triệu triệu người Việt Nam trước sự thật Bác không còn nữa. + Kết cấu “Vẫn biết mà sao”: diễn tả sự mâu thuẫn giữa lí trí và cảm xúc của tác giả khi đứng trước linh cữu Bác. (Dù vẫn tin là Bác còn sống mãi với non sông nhưng không thể không đau xót trước sự ra đi của Người). 2. Tâm trạng, mong ước khi sắp phải ra về (khổ thơ thứ 2 trong đoạn trích) - Câu đầu: như một lời giã biệt; + Cụm từ “thương trào nước mắt” diễn tả trực tiếp cảm xúc luyến tiếc, bịn rịn, không muốn xa nơi Bác an nghỉ. - Ba câu sau: điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh ước nguyện của tác giả: + Muốn làm con chim: cất tiếng hót quanh lăng. + Muốn làm đóa hoa: tỏa hương nơi Bác yên nghỉ. + Muốn làm cây tre trung hiếu: giữ giấc ngủ bình yên cho Người. ->Ước muốn được hòa nhập vào những sự vật quanh Bác, mãi được ở bên Bác- > Tấm lòng thủy chung, lòng kính yêu vô hạn của tác giả nói riêng và nhân dân nói chung với Bác. - Hình ảnh cây tre khép lại bài thơ tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc, làm đậm nét