Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Lai Châu (Có đáp án)
LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về nghị lực của con người trong cuộc sống.
Câu 2. (4,0 điểm)
Phân tích nhân vật Phương Định trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê.
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Lai Châu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_2.docx
Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Lai Châu (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỈNH LAI CHÂU NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 7/6/2022 I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.” (Trích SGK, Ngữ văn 9, tập một) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. (1,0 điểm): Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào?Tác giả là ai? Câu 2. (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ " trong hai câu thơ dưới đây: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa” Câu 3. (1,0 điểm): Từ “lại” ở câu thơ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi điên là điều gì? Câu 4: (1,0 điểm): Qua đoạn thơ trên em có cảm nhận gì về tinh thân lao động của người dân làng chài? Em học tập được điều gì từ họ? II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về nghị lực của con người trong cuộc sống. Câu 2. (4,0 điểm) Phân tích nhân vật Phương Định trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê.
- Qua đoạn thơ có thể thấy họ là những người yêu lao động, lao 4 động hăng say, nghiêm túc, miệt mài. Ta có thể học tập được ở tinh thần làm việc nghiêm túc và hăng say của họ. Làm văn 1. Giới thiệu chung: nghị lực của con người trong cuộc sống. 2. Giải thích. - Nghị lực là: Là ý chí vươn lên trong cuộc sống, bản lĩnh vượt qua nhiều thử thách khó khăn trên đường đời =>Trong cuộc sống ta sẽ gặp vô vàn những khó khăn, thử thách bởi vậy việc có nghị lực sống là vô cùng quan trọng và cần thiết. 3. Bàn luận - Những người có nghị lực sống là những người không ngại khó khăn, không sợ vấp ngã. Đối với họ những khó khăn đó chỉ là thử thách để tiếp thêm nghị lực cho họ không ngừng vươn lên. 1 - Ý nghĩa của nghị lực sống: + Nghị lực sống sẽ giúp họ vứt bỏ những vướng bận, những thứ khiến họ nản chí, tiếp thêm sức mạnh, động viên họ để vượt qua được thử thách. + nghị lực sống ấy còn bồi đắp cho con người sự khiêm tốn, lòng dũng cảm, lòng kiên trì bền bỉ. Họ luôn tự tin vào chính bản thân mình, rằng mình có thể vượt qua được những chông gai ấy. + 4. Mở rộng vấn đề Phê phán những người luôn sống bi quan, khi gặp khó khăn chỉ nghĩ đến bỏ cuộc.
- - Vậy mà, cổ vẫn bám trụ 3 năm liền trên tuyến đường Trường Sơn, chứng tỏ vẻ đẹp quả cảm, ý chí kiên cường, lòng yêu nước của Phương Định. - Diễn biến tâm trạng PĐ trong một lần phá bom nổ chậm: + Nền của tâm trạng là không khí căng thẳng: bầu trời, mặt đất vắng lặng phát sợ + Phương Định đã chiến thắng nỗi sợ hãi của mình: Đi thẳng người đến bên quả bom, tất cả mọi giác quan của cô trở nên nhạy bén, có ngày cô phá bom đến 5 lần. Tinh thần trách nhiệm, sự quên mình trong công việc khiến cái chết trở nên mờ nhạt. Cô chỉ nghĩ đến “liệu min có nổ, bom có nổ không?” => Cô là biểu tượng cho vẻ đẹp của lòng quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mi. b. Vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, giàu yêu thương: - Nét đẹp trẻ trung, hồn nhiên, mơ mộng: + Cô luôn chăm chút cho ngoại hình và rất tự hào về đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm” và cái cổ kiêu hãnh như đài hoa loa kèn -> thấy mình là một cô gái khá. + Cô thích soi gương, thích làm điệu trước các anh bộ đội. + Đặc biệt, PD rất thích hát, thích nhiều loại nhạc khác nhau và còn thường bịa lời ra để hát. + Cô vui thích cuống cuồng trước 1 cơn mưa đá. + Cô cũng hay hồi tưởng về quá khứ, về tuổi học sinh, về căn nhà nhỏ bên quảng trưởng thành phố. Cô nhớ khuôn cửa sổ, nhớ những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội, nhớ bà bán kem với
- + Khắc họa thành công với những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ là: Phương Định. Họ trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN trong kháng chiến chống Mĩ. + Qua đó, ngợi ca tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ thanh niên xung phong Trường Sơn. - Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, kể chuyện sinh động, ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật, nhịp kể biến đổi linh hoạt.