Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Mã đề 02 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (Có hướng dẫn chấm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê
Cho lắng lại vui buồn muôn thuở
Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ,
Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!
Anh hát em nghe về những con người
Sống với đất chết lẫn vào cùng đất
Chỉ để lại nụ cười chân thật
Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.
Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em
Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc...
Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng,
Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn?

(Khúc hát đồng quê, Chử Văn Long, Baocantho.com.vn, ngày 29/05/2010)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2. Theo đoạn trích, “Anh hát em nghe về những con người” như thế nào?

docx 7 trang Ngọc Lễ 18/08/2023 5520
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Mã đề 02 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_ngu_van_ma_de_02_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Mã đề 02 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh (Có hướng dẫn chấm)

  1. Mã đề 02 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Anh hát em nghe khúc hát đồng quê Cho lắng lại vui buồn muôn thuở Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ, Người không thương nhau có rất ít ở trên đời! Anh hát em nghe về những con người Sống với đất chết lẫn vào cùng đất Chỉ để lại nụ cười chân thật Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên. Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng, Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn? (Khúc hát đồng quê, Chử Văn Long, Baocantho.com.vn, ngày 29/05/2010) Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên. Câu 2. Theo đoạn trích, “Anh hát em nghe về những con người” như thế nào? Câu 3. Nêu nội dung của các dòng thơ sau: Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ Anh hát em nghe khúc hát đồng quê Cho lắng lại vui buồn muôn thuở Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ, Người không thương nhau có rất ít ở trên đời! II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)
  2. Đọc hiểu 1 Thể thơ tự dọ Theo đoạn trích, “Anh hát em nghe về những con người”: Sống 2 với đất chết lẫn vào cùng đất / Chỉ để lại nụ cười chân thật / Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên. Đưa ra ý kiến của bản thân, gợi ý : những câu hát kia nhắc chúng 3 ta là phải nhớ công lao của người đã ngày đêm vất vả làm ra hạt gạo. Qua câu hát đó, anh đã không ngừng nhắc nhở em phải biết ơn, trân trọng những người cho ta hưởng thành quả. - Biện pháp tu từ điệp từ: Cho - Tác dụng: 4 Nhấn mạnh nội dung của những câu hát về những buồn vui trong cuộc sống. Qua những câu hát ấy bồi đắp thêm tình cảm gia đình trong mỗi chúng ta. Tạo nhịp điệu cho bài thơ, tăng sức biểu cảm. Làm văn * Nêu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống con người. * Bàn luận 1 * Giải thích tình yêu thương là gì? - Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết.
  3. * Khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long. - Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. - Tác phẩm ca ngợi những con người dũng cảm, tuyệt đẹp đang cống hiến một cách thầm lặng, cao cả mà anh thanh niên là nhân vật chính “trong cái lặng im của Sa Pa , Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. 2. Thân bài a. Giới thiệu khái quát: 2 - Truyện ngắn tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn của Sa Pa qua lời giới thiệu của bác lái xe. - Đoạn văn ngắn đã khái quát được vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của anh thanh niên. b. Nhân vật anh thanh niên: * Hoàn cảnh sống và làm việc: - Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đơn điệu đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, chính xác, có ý thức tự giác.
  4. + Tự mình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống. + Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”. => Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở Sa Pa. - Làm phong phú cuộc sống của mình: Anh thường xuyên đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống chọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức. => Những tình cảnh cao đẹp trên đã tạo nên những phẩm chất đáng quý ở anh thanh niên - một con người lao động với XHCN. 3. Kết bài: - Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh. - Qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi tả những con người đang dành cả thanh xuân để cống hiến, phục vụ kháng chiến với nhiều phẩm chất cao đẹp.