Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Kiên Giang (Có hướng dẫn chấm)

Đọc đoạn trích sau:

         Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối sẽ được xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cải thiện có thể sẽ thua cải ác trong một thời điểm, nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm ra nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát.

(Trích Tư duy tích cực, theo Tony Buổi Sáng - Trên đường băng, NXB Trẻ 2019, tr. 37)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1:(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: (0,5 điểm) Theo tác giả, sự khác nhau giữa người tiêu cực và người lạc quan khi đối diện cùng một cơn mưa là như thế nào?

Câu 3:(1,0 điểm) Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch.

Câu 4:(1,0 điểm) Em có đồng tình với quan điểm “Cứ sau một sự cố, con người lại tìm ra nguyên nhân và khắc phục nó.” hay không? Vì sao?

docx 5 trang Ngọc Lễ 18/08/2023 5740
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Kiên Giang (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_ngu_van_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Kiên Giang (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT KIÊN GIANG NĂM HỌC 2022 – 2023 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 01 trang) Phần I. Đọc hiểu Đọc đoạn trích sau: Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối sẽ được xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cải thiện có thể sẽ thua cải ác trong một thời điểm, nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm ra nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát. (Trích Tư duy tích cực, theo Tony Buổi Sáng - Trên đường băng, NXB Trẻ 2019, tr. 37) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: (0,5 điểm) Theo tác giả, sự khác nhau giữa người tiêu cực và người lạc quan khi đối diện cùng một cơn mưa là như thế nào? Câu 3: (1,0 điểm) Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Câu 4: (1,0 điểm) Em có đồng tình với quan điểm “Cứ sau một sự cố, con người lại tìm ra nguyên nhân và khắc phục nó.” hay không? Vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm)
  2. hơn trong những lần tiếp theo, và cũng là cách giúp người khác vượt qua. Làm văn I. Mở đoạn: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về thái độ sống tích cực. II. Thân đoạn: 1. Giải thích thái độ sống tích cực là gì? - Thái độ sống tích cực: Thái độ chủ động trước cuộc sống, được biểu hiện thông qua cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động. 2. Phân tích a. Biểu hiện của thái độ sống tích cực - Có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội. 1 - Luôn chủ động trước cuộc sống: + Xác định được mục tiêu sống, có ước mơ, hoài bão, dám phấn đấu cho ước mơ, hoài bão dù phải đối diện với nhiều thử thách khó khăn. + Luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân và hoàn thiện mình, luôn phấn đấu sống tốt, cho mình và cho mọi người. + Có năng lực sống, năng lực tinh thần mạnh mẽ, không buông xuôi đầu hàng trước khó khăn, không dựa dẫm ỷ lại vào người khác. - Thái độ sống tích cực là phẩm chất đáng quý của con người, là lối sống đẹp. b. Những giá trị mà thái độ sống tích cực mang lại
  3. 2. Nhân vật Phương Định trong truyện: a. Trước khi đi làm nhiệm vụ: - Cô là một cô gái thành phố nhưng mong muốn mặc quân phục vì cho đó là bộ đồ đẹp nhất - Cô thuộc rất nhiều bài hát và hay hát - Cô rất hay mơ mộng và nghĩ vẩn vơ b. Khi vào quân ngũ: - Cô làm quen với quân ngũ và và sự căng thẳng hằng ngày - Cô cho rằng mỗi ngày là một thử thách - Cô làm công việc của mình một cách thuần thục và nhanh chóng, nhanh gọn - Cô không quan tâm đến tính mạng của mình, chỉ nghĩ đến có gỡ được bom không c. Tình cảm của cô đối với đồng đội: - Cô yêu thương Nho - Dành tình cảm quý mến và tôn trọng chị Thao - Cô chăm sóc đồng đội rất nhiệt tình và chu đáo - Cô thích mưa và trở nên trẻ con khi gặp mưa ⇒ Một người sống tình cảm III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định - Một cô gái lạc quan yêu đời và yêu nước - Có tâm hồn trong trắng, hồn nhiên