Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Tóm tắt cốt truyện một số tác phẩm văn xuôi

CHIẾC LƯỢC NGÀ (NGUYỄN QUANG SÁNG)

Sau nhiều năm xa cách vợ con, ông Sáu được về nhà nghỉ phép. Thế nhưng, con gái ông là bé Thu lại không nhận ra cha mình do có vết sẹo mới trên mặt khiến ông không giống như trong ảnh. Trong ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi đó, ông ở nhà suốt để vỗ về con và cho con cái cảm giác có cha ở bên. Thế nhưng bé Thu không chịu nhận cha, càng ngày càng ương bướng, thậm chí lúc được cha gắp cho cái trứng cá, bé đã hất ra. Ông Sáu nổi giận, đánh cho. Bé buồn chạy sang nhà bà, kể hết mọi chuyện cho bà. Được bà giải thích, bé hiểu ra và trong giây phút cuối cùng trước khi cha trở lại chiến trường, bé đã nhận cha trong sự xúc động của mọi người và bé đã vòi cha mua cho mình một chiếc lược.

Xa con, ông Sáu nhớ mãi lời dặn của con. Tình cờ một lần cả tiểu đội săn được con voi, anh cưa lấy khúc ngà, và ngày ngày tỉ mẩn làm cho con gái cây lược. Ngày ngày, ông đem chiếc lược ra ngắm cho đỡ nhớ. Trước lúc hy sinh, ông Sáu và giao lại cây lược cho một người đồng đội nhờ chuyển cho Thu.

Chiếc lược ngà được người đồng đội ấy trao lại cho Thu một cách tình cờ, khi cô làm giao liên dẫn đường cho đồng chí ấy trong kháng chiến chống Mĩ.

doc 3 trang thihien 09/05/2023 7160
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Tóm tắt cốt truyện một số tác phẩm văn xuôi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_tom_tat_cot_truyen_mo.doc

Nội dung text: Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Tóm tắt cốt truyện một số tác phẩm văn xuôi

  1. TÓM TẮT CỐT TRUYỆN MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI - VĂN LỚP 9 1-NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (NGUYỄN DỮ) Ngày xưa có chàng Trương Sinh vừa cưói vợ xong phải đi lính, để lại người mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết (còn gọi là Vũ Nương) đang mang thai. Vũ Nương ở nhà sinh con, nuôi con, phụng dưỡng mẹ chồng rất chu tất. Khi mẹ Trương Sinh ốm mất, Vũ Nương làm ma chay chu đáo. Giặc tan, Trương Sinh về nhà nghe lời con trẻ nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan tủi, gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường bảo đó là “cha” của mình, là người hay đến hằng đêm. Lúc đó Trương Sinh mới hiểu vợ bị hàm oan. Phan Lang - người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy loạn chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để tạ ơn - tình cờ gặp Vũ nương dưới thuỷ cung. Khi Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gởi chiếc hoa vàng và lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh liền lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa đứng giữa dòng lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất. 2- LÀNG (KIM LÂN) Ông Hai là người nông dân tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình. Do yêu cầu của uỷ ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư lên làng Thắng. Xa làng, ông nhớ làng da diết nên thường kể về làng mình một cách đầy tự hào Nhưng rồi một hôm, một tin đồn quái ác - làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây - khiến ông Hai vô cùng buồn khổ, tủi nhục suốt mấy hôm, không dám bước chân ra ngoài, chỉ biết tâm sự với thằng con út. Ông Hai nhất định không muốn quay về làng vì theo ông: "làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù". Sau đó, có người ở làng lên kể chuyện chiến đấu anh dũng của làng mình, cải chính lại tin đồn thất thiệt đó, ông hết sức vui mừng vì biết làng mình không theo giặc, ông đã hồ hởi đi khoe tin này cho mọi người, dù nhà ông đã bị Tây đốt cháy. 3- LẶNG LẼ SA PA (NGUYỄN THÀNH LONG) Câu chuyện xảy ra ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai vào năm 1970. Trên chuyến xe khách chạy từ thị xã Lào Cai đi Lai Châu, qua nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Sa Pa, có một hoạ sĩ già và một cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vừa ra trường, lên Lai Châu nhận công tác. Xe chạy qua thị trấnSaPa, đến đỉnh Yên Sơn thì dừng lại nghỉ 30 phút. Trong thời gian nghỉ này, ông hoạ sĩ gìa, cô kĩ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh
  2. kê bên cửa sổ. Nhưng chính lúc này, Nhĩ phát hiện ra bãi bồi bên kia sông của quê hương mình thật đẹp, thật quyến rũ. Và cũng phải đến lúc này, Nhĩ mới cảm nhận được hết sự tần tảo vất vả, tình yêu thương và đức hi sinh thầm lặng của vợ mình là chị Liên. Trong lòng anh bỗng trào dâng một khao khát: được đặt chân một lần lên cái bờ bãi bên kia sông. Anh nhờ cậu con trai thực hiện giùm mình ước mơ ấy. Đứa con không hiểu ý bố nên nhận lời một cách miễn cưỡng. Trên đường đi, cậu ta lại sa vào đám chơi phá cờ trên hè phố và để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Từ tình huống này, Nhĩ chiêm nghiệm ra được cái quy luật phổ biến của đời người :"Con người ta trên đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo chùng chình trong cuộc sống " Cuối truyện, khi thấy con đó ngang chạm mũi vào bờ bên này, Nhĩ thu hết tàn lực cuối cùng của mình để đu mình nhô ra ngoài cửa sổ, giơ cánh tay gầy guộc ra khoát khoát y như đang khẩn thiết thúc giục. 7- CỐ HƯƠNG (LỖ TẤN) Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật người kể chuyện (tôi) để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống. Nhân vật tôi đau xót nhạn ra những thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là sự tàn tạ, đần độn của Nhuận Thổ, người bạn thân thiết của “tôi” thời thơ ấu. Từ đó, người kể chuyện đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa trì trệ lúc bấy giờ. Từ đó, ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng. Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.