10 Đề đọc hiểu thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Thân em thời trắng phận em tròn,
Bảy nổi ba chìm mấy nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.

Câu 1 (0,5đ): Tác giả của bài thơ trên là ai?

Câu 2 (0,75đ): Nêu nội dung chính của bài thơ.

Câu 3 (0,75đ): Chỉ ra 01 biện pháp nghệ thuật nổi bật và nêu tác dụng.

Câu 4 (1đ): Qua bài thơ trên, anh/chị hiểu thêm điều gì về người phụ nữ trong xã hội cũ.

doc 11 trang thihien 16/05/2023 5880
Bạn đang xem tài liệu "10 Đề đọc hiểu thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doc10_de_doc_hieu_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_co_dap_an.doc

Nội dung text: 10 Đề đọc hiểu thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)

  1. Bộ đề đọc hiểu thi vào lớp 10 môn Văn Đề đọc hiểu văn bản số 1 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Mẹ và Quả Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh? (Nguyễn Khoa Điềm) Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? Câu 2 (0,75đ): Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng. Câu 3 (0,75đ): Hình ảnh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” gợi cho em suy nghĩ gì? Câu 4 (1đ): Nêu suy nghĩ của em về bài thơ trên. Đáp án Đề đọc hiểu văn bản số 1 Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là biểu cảm. Câu 2 (0,75đ): Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích:
  2. Đáp án Đề đọc hiểu văn bản số 2 Câu 1 (0,5đ): Tác giả của bài thơ: Hồ Xuân Hương Câu 2 (0,75đ): Nội dung chính của bài thơ: nói về thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ không được lựa chọn hạnh phúc cho mình và phải nghe theo số phận đồng thời thể hiện tấm lòng thủy chung son sắt của họ. Câu 3 (0,75đ): Biện pháp nghệ thuật: vận dụng thành ngữ Bảy nổi ba chìm. Tác dụng: Nói lên số phận long đong, lận đận, bất hạnh của người phụ nữ. Câu 4 (1đ): Người phụ nữ trong xã hội cũ chịu nhiều bất hạnh, thiệt thòi. Họ là người có tấm lòng thủy chung son sắt tuy nhiên lại không được lựa chọn, không được sống cuộc đời theo ý mình mà phải nghe theo sự sắp đặt của người khác để rồi rơi vào bi kịch. Đề đọc hiểu văn bản số 3 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu, về đâu Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau - rạn vỡ (Thuyền và biển - Xuân Quỳnh) Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
  3. vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.” (Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi) Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,5đ): Đối tượng được tác giả nêu ra trong đoạn trích là gì? Câu 3 (0,75đ): Sự kì diệu của văn nghệ được tác giả thể hiện như thế nào? Câu 4 (1,25đ): Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào về tầm quan trọng của văn nghệ? Đáp án Đề đọc hiểu văn bản số 4 Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận. Câu 2 (0,5đ): Đối tượng: người phụ nữ và văn nghệ. Câu 3 (0,75đ): Sự kì diệu của văn nghệ được tác giả thể hiện: văn nghệ đánh thức tâm hồn cằn cỗi của con người. Câu 4 (1,25đ): Tầm quan trọng của văn nghệ: văn nghệ nuôi dưỡng tâm hồn, làm cho tâm hồn của con người tràn đầy sức sống hơn, chạm đến trái tim và giúp con người trở nên tốt đẹp hơn. Đề đọc hiểu văn bản số 5 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: "Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ
  4. Câu 2 (0,75đ): Từ đoạn văn trên, em hãy kể ra những “giá trị có sẵn tốt đẹp” của bản thân mình. Câu 3 (1đ): Đoạn văn giúp em nhận ra điều gì? Đáp án Đề đọc hiểu văn bản số 6 Câu 1 (0,5đ): Câu chủ đề của đoạn văn: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Câu 2 (1đ): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau: Giá trị có sẵn tốt đẹp của em là gì? Em đã thể hiện giá trị đó như thế nào? Em cầm làm gì để hoàn thiện bản thân mình hơn? Câu 3 (1,5đ): Bài học rút ra sau đoạn văn: Mỗi con người đều có những giá trị tốt đẹp riêng, hãy biết trân trọng giá trị đó. Sớm nhận ra những yếu điểm của mình và có biện pháp khắc phục chúng để hoàn thiện bản thân hơn. Có ý thức rèn luyện lối sống lành mạnh, tốt đẹp. Đề đọc hiểu văn bản số 7 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa Gần gũi nhất vẫn là cây lúa Trưa nắng khát ước về vườn quả Lúc xa nhà nhớ một dáng mây Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây Một làn khói, một mùi hương trong gió
  5. minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.” Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả. Câu 2 (0,5đ): Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả là người thế nào? Câu 3 (1đ): Câu nói cuối của đoạn trích gợi lên cho em suy nghĩ gì? Đáp án Đề đọc hiểu văn bản số 8 Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên trích từ truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của tác giả Lê Minh Khuê. Câu 2 (0,5đ): Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả là một cô gái khá, hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như cái đài hoa loa kèn và có cái nhìn xa xăm. Câu 3 (1đ): Câu nói cuối gợi suy nghĩ: Những con người dũng cảm, yêu nước, sẵn sàng chiến đấu chống kẻ thù là những con người đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng. Đề đọc hiểu văn bản số 9 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Nhà em có một giàn giầu Nhà anh có một hàng cau liên phòng Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? (Tương tư - Nguyễn Bính) Câu 1 (0,25đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,75đ): Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng. Câu 3 (1đ): Qua đoạn thơ, em nêu cảm nhận của mình về tình yêu đôi lứa ngày xưa?
  6. Đáp án Đề đọc hiểu văn bản số 10 Câu 1 (0,25đ): Thói quen tốt là: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, Thói quen xấu là: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự, Câu 2 (0,75đ): Biện pháp tu từ: liệt kê (liệt kê những thói quen tốt và thói quen xấu). Tác dụng: làm cho người đọc dễ dàng hình dung ra và hiểu biết hơn về khái niệm của thói quen tốt và thói quen xấu. Câu 3 (1đ): Học sinh tự trả lời: nêu ra những hành động giúp bản thân rèn luyện được thói quen tốt.