Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Bình Thuận (Có đáp án)

Câu 2. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối.
Trích 2: “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nỗi xúc động.”
(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ Văn 9, tập 1, tr.195, NXB Giáo dục)
docx 5 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Bình Thuận (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Bình Thuận (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH BÌNH THUẬN NĂM HỌC: 2020- 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi 1,2,3,4: Trích 1: “Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng sao Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai? Câu 2. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối. Trích 2: “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nỗi xúc động.” (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ Văn 9, tập 1, tr.195, NXB Giáo dục) Câu 3. (0,5 điểm) Tìm hai từ láy được sử dụng trong đoạn văn. Câu 4. (1,0 điểm) Hai câu văn đầu liên kết với nhau bằng phép liên kết gì? Từ ngữ nào dùng để liên kết? PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) “Thời gian là vàng” Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) về nêu suy ngẫm của bản thân về câu ngạn ngữ trên Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc
  2. bạn thời gian của của mình, anh ta không thể cho bạ món quà nào quý giá hơn nữa”) 3. Bàn luận vấn đề: - Thời gian giúp vạn vật vận động theo đúng quy luật, trình tự của nó (con người, cây cối trưởng thành rồi chết đi, xã hội cũng thay đổi theo thời gian). - Thời gian giúp con người tích lũy được giá trị, không chỉ vật chất mà quan trọng hơn là tinh thần, nếu biết tận dụng tốt sẽ tích sẽ khiến giá trị bản thân tăng lên (trưởng thành hơn, hiểu biết hơn, ) - Thời gian giúp thay đổi suy nghĩ, tình cảm của con người: giúp xóa nhòa nỗi đau, hận thù, thậm chí làm phai nhạt tình cảm yêu thương, thay đổi tính tình của con người. *Mở rộng vấn đề - Quý trọng thời gian không có nghĩa là phải sống gấp gáp, chạy theo thời gian mà là biết trân trọng từng giây, sống hết mình, cống hiến hết mình cho cuộc đời. - Không chỉ dành thời gian ra để làm việc như một cỗ máy mà cũng cần cả thời gian nghỉ ngơi hợp lí, quan tâm yêu thương mọi người xung quanh có như vậy mới là tận dụng hết giá trị đích thực của thời gian. - Ngày nay vẫn còn một bộ phận giới trẻ chưa biết quý trọng giá trị của thời gian, để thời gian trôi đi vô nghĩa, không tích lũy được giá trị cho bản thân: VD: chỉ biết vui chơi, thay vì tận dụng thời gian để học lại sa vào trang mạng xã hội than thở học vất vả, *Liên hệ bản thân - Cần có thái độ phê phán những người không biết quý trọng thời gian. - Là một học sinh cần ý thức được giá trị quý báu của thời gian để tránh làm lãng phí thời gian của mình cũng như của những người xung quanh. 1. Giới thiệu chung - Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm. - Trích dẫn được 2 khổ thơ: là dòng cảm xúc và suy ngẫm của tác 2 giả trước vầng trăng. 2. Phân tích: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng. - Từ “mặt” được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển - mặt trăng, mặt người - trăng và người cùng đối diện đàm tâm.
  3. *Nội dung: - Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. - Gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.