Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Hải Dương (Có đáp án)
Câu 4. (0,5 điểm) Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau: “- Có lẽ không thể gữi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Hải Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.docx
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Hải Dương (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM HỌC: 2020- 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “Phan nói: - Nhà cửa tiên nhân của Nương tử, cây cối thành rừng, pần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương Tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao? Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng: - Có lẽ không thể gữi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.” (Theo Ngữ Văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017) Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. (0,5 điểm) Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào? Câu 3. (0,5 điểm) Từ “tiên nhân” trong đoạn văn trên chỉ những ai? Câu 4. (0,5 điểm) Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau: “- Có lẽ không thể gữi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.” Câu 5. (1,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên. II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết. Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau để thấy được lòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà. “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
- Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ - Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về. 5 - Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người. - Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa. II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm) *Yêu cầu về hình thức: đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) *Vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống con người. 1. Giới thiệu vấn đề: - Gới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc. Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần ấy lại được thăp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ. 2. Giải thích vấn đề: - Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc: Tinh thần đoàn kết chính là tình 1 yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. - Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc. + Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội. + Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia. + Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. - Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể: khi đại dich COVID-19 diễn ra thì các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn xuất hiện ở mọi nơi
- Đoạn thơ khiến ta chạnh nhớ về “tiếng chim tu hú” của nữ sĩ Anh Thơ: tiếng chim tu hú gắn liền với hình ảnh cha già với những kỉ niệm về một thời thiếu nữ hoa niên, tiếng chim tu hú len lỏi khắp bài thơ như một âm thanh u ẩn, không buồn mà tiếc. Còn ở đây, tiếng chim tu hú bước vào thơ Bằng Việt như một chi tiết để gợi nhắc nhà thơ về những kỉ niệm ấu thơ được sống bên bà. Tiếng chim tu hú – âm thanh quen thuộc của làng quê Việt Nam mỗi độ hè về, báo hiệu mùa lúa chín vàng đồng, vải chín đỏ cây. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hòa niệm, nhớ mong. Phải chăng đó chính là tiếng đồng vọng của đất trời để an ủi, sẻ chia với cuộc đời lam lũ của bà? Câu hỏi tu từ “Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà – Kêu chi hòa trên những cánh đồng xa” mới thấm thía làm sao, xót xa làm sao! Nó diễn tả nỗi lòng da diết của tác giả khi nhớ về tuổi thơ, nhớ về bà. => Những câu thơ như lời đối thoại tâm tình, cháu trò chuyện với bà trong tâm tưởng, cháu trò chuyện với chim tu hú trong tình yêu thương. Và tất cả đều là sự bộc bạch của cháu dành cho người bà kính yêu. Hình ảnh của bà, hình ảnh của bếp lửa và âm thanh của chim tu hú vang vọng trong một không gian mênh mông khiến cả bài thơ nhuốm phủ sắc bàng bạc của không gian hoài niệm, của tình bà cháu đẹp như trong chuyện cổ tích. * Đặc sắc nghệ thuật: - Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận. - Thể thơ tám chữ kết hợp với 7 chữ,9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc và suy ngẫm về bà. - Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành. 3 Tổng kết: dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà càng cho ta thấy rõ tình cảm thiêng liêng giữa bà với cháu