Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Tiền Giang (Có đáp án)

Câu 3. (1,0 điểm) Ở đoạn (3), tác giả bài viết chỉ ra những nguyên nhân nào làm cho “lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội” ? (Nêu ngắn gọn những nguyên nhân đó.
docx 6 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Tiền Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Tiền Giang (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH TIỀN GIANG NĂM HỌC: 2020- 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm có 02 trang) Ngày thi: 17/7/2020 Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “(1) Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử của cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ảnh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. (2) Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới cho người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn. (3) Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi ngườ cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vẫn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác. Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quan này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?”. (dẫn theo Hà Anh, “Cảm ơn” và “xin lỗi” là biểu hiện của ứng xử văn hóa, httpst//www.nhandan.com.vn/- Báo nhân dân điện tử) Câu 1. (0,5 điểm) Anh/chị hãy cho biết lời “cảm ơn” và “xin lỗi” được sử dụng trong trường hợp nào?
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH TIỀN GIANG NĂM HỌC: 2020- 2021 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN Ngày thi: 17/7/2020 (Hướng dẫn chấm gồm có: 03 trang) PHẦN Câu Nội dung - Lời "cảm ơn" hoặc "xin lỗi" thường được dùng trong trường hợp 1 khi nhận được sự giúp đỡ hoặc khi gây phiền toái cho người khác. - Trong nhiều trường hợp lời “cảm ơn” hay “xin lỗi” không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa những khúc 2 mắc, gỡ rối các quan hệ và cũng vì thế mà con người sống vị tha hơn. Nguyên nhân: - Sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử. I 3 - Lối sống công nghiệp làm con người thay đổi. - Bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ “cảm ơn” và “xin lỗi”. - Theo em, quan điểm “Cảm ơn và xin lỗi là một trong những biểu hiện của ứng xử có văn hóa” là đúng đắn. 4 - Vì: Qua “lời cảm ơn và xin lỗi”, chúng ta thấy được đó là một người sống có ý thức và trọng tình cảm. Họ biết tôn trọng sự giúp đỡ của người khác cũng như cảm thấy áy náy vì những phiền toái mà bản thân đã gây ra cho mọi người xung quanh. 1. Giới thiệu vấn đề: Bàn về lời xin lỗi, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống 2. Giải thích vấn đề + Xin lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ. II 1 + Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. 3. Bàn luận vấn đề: - Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi?
  3. sĩ của con đường Trường Sơn, hóa than vào tâm hồn người lính lái xe để tự trả lời và tâm sự. Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Với lối giải thích tự nhiên, đơn giản, câu thơ giàu chất văn xuôi, tác giả cho ta ngầm hiểu sau lời thơ đó là một điều khác: đâu phải tự nhiên xe không có kính. Lý do xe không kính là vì “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Thể thơ tự do phóng khoáng, hình ảnh cụ thể, nhịp thơ hai, hai, bốn biến đổi theo giọng thơ. Tác giả đã nêu lên hiện thực ở chiến trường, súng đạn quân thù đã làm “Kính vỡ”. Trong hoàn cảnh chiến tranh, các người lính lái xe vẫn lái những chiếc xe thiếu kính chắn gió ra trận. Nếu câu trên đọc lên có cái gì đó ngộ nghĩnh thì đọc đến câu sau lòng ta bỗng chùng xuống. Bom giật , bom rung, sức mạnh tàn phá luôn dội xuống con đường, dội xuống cuộc sống như muốn phá vỡ, muốn làm trụi tất cả. Qua cái nhìn của người chiến sĩ lái xe, sự hủy diệt của cuộc chiến tranh ở Trường Sơn là thế. Nhưng, nhìn nhận cuộc chiến tranh ấy, dẫu nó tàn bạo, trong hai câu thơ vẫn không có một từ, một âm thanh, ẩn ý nào nói lên nỗi khiếp sợ, cay đắng. Người chiến sĩ nhắc đến chiến tranh như một yếu tố ngoại cảnh, một thách thức để chủ yếu là nói đến thái độ của mình. Qua cách giới thiệu hình ảnh tiểu đội lái xe , bằng lời thơ bình tĩnh, tự tin, hình ảnh với ngôn ngữ chân thật, tác giả ca ngợi phẩm chất, tinh thần của người lính “Ung dung nhìn thẳng” Những câu thơ nhanh gấp mà vẫn nhịp nhàng như bánh xe đang lăn trên đường. So với ý của hai câu trên , ý ở hai câu này có sự đối lập. Đó là hoàn cảnh chiến trường đối lập với lại tư thế của người chiến sĩ. Chiến trường “Bom giật, bom rung” dội xuống ác liệt, hiểm nguy mà anh lính vẫn ung dung “ngồi đúng vị trí trong “buồng lái” đưa xe vượt Trường Sơn”. Câu thơ như bật ra từ trái tim người chiến sĩ lái xe sau tay lái. Các anh có bình tĩnh, ung dung thật không? Chỉ không lo âu khắc khoải, chỉ có ung dung các anh mới “nhìn” và “thấy”. Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Cách ngắt nhịp hai, hai, hai khắc họa thái độ, tư tưởng người lính. Họ quyết tâm, tin tưởng vượt qua gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ. “Nhìn đất, nhìn trời” nghĩa là rất ung dung, hiên ngang. “Nhìn thẳng” là nhìn về phía trước, nhìn vào con đường đi, nhìn vào nhiệm