Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Trà Vinh (Có hướng dẫn chấm)

Thí sinh đọc đoạn trích dưới đây và chọn một trong hai đề:

       - Chết rồi! Nguy to rồi anh! Thằng Phúc ở lớp đấy bạn ngã vỡ đầu phải đi bệnh viện, cô giáo vừa nhắn tin đây

        – Mẹ Phúc hớt hải. [...]

Sự việc lần này ông nó không thể đứng ngoài mà lắc đầu được nữa. Buổi tối, ông vào phòng cháu nội. Ông ân cần:

        - Việc cháu làm hôm nay ở lớp cháu có thấy là cháu đã sai chưa? [...] Phúc cúi gằm mặt vẻ lo lắng.

          - Cháu ạ! Cũng do cháu lỡ tay chứ không muốn bạn ngã đau vậy. Song chuyện đã xảy ra rồi, cháu biết phải làm gì chứ? Mình làm sai thì phải biết dũng cảm nhận lỗi/ mình là con trai mà. Ngày mai ông cháu mình sẽ đến thăm và xin lỗi bạn được không?

         Phúc nhìn ông với cặp mắt ngây thơ, rồi khẽ gật đầu. Ông xoa đầu cháu nội vỗ về.

(Theo Thu Hằng, Dạy trẻ, Giáo dục và Thời đại, số 141 ngày 14/6/2021, trang 27)

Đề 1:

Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên và nêu dấu hiệu nhận biết.

Câu 2 (1.0 điểm). Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Thằng Phúc ở lớp đẩy bạn ngã vỡ đầu phải đi bệnh viện, cô giáo vừa nhắn tin đây – Mẹ Phúc hớt hải”.

Câu 3 (1.0 điểm). Qua lời dạy của ông đối với Phúc, em rút ra bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?

docx 7 trang Ngọc Lễ 18/08/2023 6040
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Trà Vinh (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_ngu_van_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Trà Vinh (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TRÀ VINH NĂM HỌC 2022 – 2023 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 02 trang) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) Thí sinh đọc đoạn trích dưới đây và chọn một trong hai đề: - Chết rồi! Nguy to rồi anh! Thằng Phúc ở lớp đấy bạn ngã vỡ đầu phải đi bệnh viện, cô giáo vừa nhắn tin đây – Mẹ Phúc hớt hải. [ ] Sự việc lần này ông nó không thể đứng ngoài mà lắc đầu được nữa. Buổi tối, ông vào phòng cháu nội. Ông ân cần: - Việc cháu làm hôm nay ở lớp cháu có thấy là cháu đã sai chưa? [ ] Phúc cúi gằm mặt vẻ lo lắng. - Cháu ạ! Cũng do cháu lỡ tay chứ không muốn bạn ngã đau vậy. Song chuyện đã xảy ra rồi, cháu biết phải làm gì chứ? Mình làm sai thì phải biết dũng cảm nhận lỗi/ mình là con trai mà. Ngày mai ông cháu mình sẽ đến thăm và xin lỗi bạn được không? Phúc nhìn ông với cặp mắt ngây thơ, rồi khẽ gật đầu. Ông xoa đầu cháu nội vỗ về. (Theo Thu Hằng, Dạy trẻ, Giáo dục và Thời đại, số 141 ngày 14/6/2021, trang 27) Đề 1: Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên và nêu dấu hiệu nhận biết. Câu 2 (1.0 điểm). Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Thằng Phúc ở lớp đẩy bạn ngã vỡ đầu phải đi bệnh viện, cô giáo vừa nhắn tin đây – Mẹ Phúc hớt hải”. Câu 3 (1.0 điểm). Qua lời dạy của ông đối với Phúc, em rút ra bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống? Đề 2: Câu 1 (1.0 điểm). Chỉ ra và gọi tên thành phần phụ trong câu sau: “Buổi tối, ông vào phòng cháu nội”.
  2. Câu Hướng dẫn chấm Điểm Đọc hiểu Đề 1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 1 Nhận biết: Đoạn trích kể lại việc Phúc đẩy ngã bạn vỡ đầu và cuộc trò chuyện của ông với Phúc. 2 Thành phần phụ chú: Mẹ Phúc hớt hải. 3 Bài học: Khi chúng ta làm sai phải biết dũng cảm nhận lỗi. Đề 2 1 Thành phần phụ: Buổi tối => Trạng ngữ. 2 Phép nối: Song Thông điệp: Dũng cảm nhận lỗi khi làm điều sai là phẩm chất 3 cần có của mỗi người. Làm văn a. Yêu cầu về mặt hình thức: Viết đúng một đoạn văn. b. Yêu cầu về mặt nội dung: * Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình cảm gia đình. 1 * Giải thích: Tình cảm gia đình: Là tình cảm xuất phát từ những người thân trong gia đình với nhau. Đây là thứ tình cảm thiêng liêng, gần gũi nhất của mỗi con người. Tình cảm gia đình
  3. 2. I. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên: - Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống: “Mọc giữa dòng sông xanh Hót chi mà vang trời” + Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân. + Các hình ảnh “dòng sông” “bông hoa” “bầu trời” chim chiền chiến” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế. + Màu sắc: “sống xanh” “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân. + Âm thanh: tiếng chim chiền chiện: là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp; gợi liên tưởng đến những không đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên. * Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra được khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế. - Đối diện với vẻ đẹp ấy là cảm xúc say sưa, tươi vui của nhà thơ đang hòa mình vào đất trời: “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang rót giữa đất trời. Ta
  4. “Đất nước phía trước” + Tính từ “vất vả” “gian lao”: đúc kết quá khứ, lịch sử dân tộc đầy đau thương, mất mát song cũng rất đáng tự hào. Đó là 4 ngàn năm dựng và giữ nước gian khổ mà hào hùng của cha ông ta. Đoạn thơ bộc lộ lòng biết ơn, tự hào, kiêu hãnh với các thế hệ đã làm nên lịch sử hào hùng của đất nước. + So sánh “đất nước như vì sao” gợi vẻ đẹp tươi sáng của đất nước trên con đường đi tới tương lai; gợi niềm tin của tác giả vào 1 ngày mai tươi đẹp, phồn vinh của quê hương, đất nước. Giọng thơ vừa tha thiết, sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm yêu mến, tự hào, tin tưởng của nhà thơ về đất nước. 3. Kết bài: Tổng kết chung về nội dung và nghệ thuật.