Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Thái Nguyên (Có đáp án)

Câu 1 (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm) Xác định 01 phép liên kết được sử dụng trong các câu sau: Tạo
được thói quen, tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.
pdf 9 trang Mạnh Hoàng 02/03/2024 80
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Thái Nguyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_2020_so_gd_va_d.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Thái Nguyên (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀO 10 MÔN: NGỮ VĂN – THÁI NGUYÊN NĂM 2020 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra khỏi nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn. Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên, mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội. Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,5 điểm) Xác định 01 phép liên kết được sử dụng trong các câu sau: Tạo được thói quen, tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Câu 3 (1,0 điểm) Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những thói quen tốt nào? Vì sao đó là những thói quen tốt? Câu 4 (1,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến: Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa hay không? Vì sao? (Trình bày trong khoảng 3-5 dòng) PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm)
  2. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN Phần I Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. Câu 2: Xác định 01 phép liên kết được sử dụng trong các câu sau: Tạo được thói quen, tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu, đoạn văn Cách giải: Phép nối: từ nối “nhưng”. Câu 3: Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những thói quen tốt nào? Vì sao đó là những thói quen tốt? Phương pháp: căn cứ đoạn trích, phân tích Cách giải: Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những thói quen tốt: dậy sớm, đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách. Đây là những thói quen tốt vì nó mang lại lợi ích cho bản thân người làm lẫn những người xung quanh. Câu 4:
  3. + Sống chân thành. + Chỉ hứa khi chắc chắn bản thân có thể thực hiện được. - Phê phán những người không biết giữ lời hứa, chỉ biết hứa rồi không thực hiện đem lại sự thất vọng cho người khác. 4.Liên hệ bản thân và Tổng kết Câu 2 Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau: Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa, (Trích Cảnh ngày xuân, Truyện Kiều – Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2019) Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. (Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều – Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2019) Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: 1. Giới thiệu chung - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu nội dung hai đoạn trích và khẳng định tài năng tả cảnh bậc thầy của Nguyễn Du.
  4. - Màu sắc: + Sắc xanh của cỏ. + Màu trắng của hoa. => Hài hòa, gợi một không gian trong trẻo, tinh khôi, tràn trề nhựa sống. => Với bút pháp chấm phá tài tình, tác giả đã rất thành công khi phác họa một bức tranh mùa xuân khoáng đạt, tươi đẹp => Thế giới tâm hồn tràn đầy niềm tươi vui, phấn chấn và có chút tiếc nuối của chị em Thúy Kiều. b. Cảnh ngộ và nỗi niềm của Thúy Kiều: Đoạn trích nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc” nói về cảnh ngộ của Thúy Kiều khi bị giảm lỏng ở lầu Ngưng Bích. - Cảnh ngộ “khóa xuân”: + Tình cảnh bất hạnh: Thúy Kiều bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, phải chôn vùi tuổi xuân ở nơi này. + Sự xót xa, mỉa mai cho số phận (vì Thúy Kiều không còn trong trắng nữa). - Quang cảnh quanh lầu Ngưng Bích: + Rộng lớn, mênh mông, bát ngát Hình ảnh: “non xa”, “trăng gần” -> không gian mở ra chiều cao, chiều xa -> hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi, chênh vênh, đơn độc giữa không gian. Từ láy “bát ngát” -> tô đậm hơn một không gian rợn ngợp cả 4 bề. + Trống trải, hoang vắng, không có dấu hiệu của sự sống: Liệt kê: “cát vàng”, “bụi hồng”, “cồn nọ”, “dặm kia” -> phủ định sự sống, gợi sự ngổn ngang của cảnh vật. Tiểu đối: “mây sớm” – “đêm khuya”: càng gợi sự quạnh vắng, hắt hiu của cảnh. => Quang cảnh rộng trống, cô liêu, nhạt phai sự sống đã trở thành phương tiện để mở ra bao nỗi niềm của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. - Tâm trạng của nàng Kiều: + Sự cô đơn, lẻ loi cùng cực: không một bóng người bầu bạn, chỉ có thể làm bạn với “trăng gần”, “mây sớm”. “đêm khuya” với những vật vô tri; mọi phương tiện giao cảm giữa con người với con người bị cắt đứt.
  5. 3. Tổng kết